Tình hình khu vực Na mÁ

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 33 - 36)

Sự phức tạp trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai làm cho những điểm nóng trong khu vực Nam Á phát triển mạnh mẽ, trở thành những nhân tố chính vừa thúc đẩy, vừa chi phối, vừa là thước đo cho sự nghiệp bảo vệ độc lập của Cộng hòaẤn Độ.

Khu vực Nam Á bao gồm lãnh thổ các nước Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Sri Lanka và Maldives, có diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số khoảng 1.234 triệu người. Phía Tây giáp với vịnh Ba Tư- nơi sản xuất nhiều dầu lửa nhất thế giới. Phía Bắc giáp với khu vực địa chiến lược Trung Á, nơi tranh giành giữa hai khối Đông- Tây trong cuộc Chiến tranh lạnh. Phía Đông gần eo biển Malacca - vốn được coi là yết hầu chiến lược, là con đường giao thông quan trọng liên kết với tuyến đường giao thông của phương Đôngvà Tây. Vì thế, Nam Á luôn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng. Hàng năm, lượng hàng hoá vận chuyển qua Ấn Độ Dương chiếm tới 60% tổng lượng hàng mậu dịch toàn cầu, trong đó Ấn Độ là nước có tuyến đường biển kéo dài trên 7.600 km, với 11 cảng lớn và trên 200 cảng vừa và nhỏ…

Do vị trí chiến lược quan trọng của khu vực, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như các khu vực khác, tình hình Nam Á không nằm ngoài những toan tính chiến lược của các cường quốc, đặc biệt là Anh, Mỹ, Liên Xô và phần nào là Trung Quốc. Điều đó làm cho tình hình khu vực vốn đã phức tạp lại càng thêm phức tạp hơn, nhất là dễ bùng phát những cuộc xung đột lớn.

Về phía Anh, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do những thắng lợi trong cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Á, Anh buộcphải rút quân khỏi các nước này nhưng vẫn tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình. Với bản chất thâm độc của chủ nghĩa thực dân, Anh không dễ gì từ bỏ mọi quyền lợi ở khu vực Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ. Anh thực hiện ở đây chính sách“đi mà ở”,“chia để trị” [66, tr.363]. Kế hoạch Mounbatten chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo chính là sự tiếp tục và cụ thể hóa cho chính sách trên. Chính sách này đã làm gia tăng những rạn nứt sẵn có trong quan hệ giữa các tôn giáo, tộc người trong từng vùng, từng nước ở

Nam Á và hậu quả của nó cho đến nay vẫn khó khắc phục được. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và hòa bìnhở khu vực này.

Thấy rõ vị trí trọng yếu của Kashmir về chiến lược, thực dân Anh muốn biến khu vực này thành căn cứ quân sự lâu dài nên đã đưa ra một phương án lập lờ, không rõ ràng về chủ quyền đối với Kashmir, kích động Ấn Độ và Pakistan tranh chấp nhau để mưu lợi ích riêng. Âm mưu của Anh trong vấn đề này là muốn xúi giục tiểu vương của Kashmir tuyên bố độc lập để khống chế khu vực trọng yếu này. Tuy nhiên, thực tế lịch sử đã diễn ra khác với mong muốn của người Anh bởi vì tiểu vương Kashmir là Hari Singh đã quyết định ngả theo Ấn Độ, âm mưu của người Anh đã thất bại hoàn toàn. Và từ đây, Anh đã mất dần vai trò và ảnh hưởng của mìnhđối với Ấn Độ, Pakistan và khu vực Nam Á, thay vào đó sẽ là Mỹ và Liên Xô.

Về phía Mỹ, Nam Á là một trong những địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong số các quốc gia lớn ở Nam Á, Ấn Độ là một trong những mục tiêu quan trọng. Quốc gia với diện tích 3.287.263 km2, nằm ở phía Nam Liên Xô, có đường biên giới chung với Trung Quốc cộng sản này sẽ là“con đê lớn nhất ngăn chặn làn sóng đỏ” lan tràn ra khắp châu Á, cũng là một nhân tố lớn trong nền chính trị thế giới. Mặt khác, ý đồ chiến lược của Mỹ ở Nam Á luôn gắn với việc thiết lập một “vòng cung” bao vây chiến lược chạy từ Đông Bắc Á sang tới Đại Tây Dương nhằm ngăn chặn sự mở rộng chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô. Để duy trì địa vị chiến lược của mình ở Nam Á, Mỹ còn cố gắng lôi kéo cả Ấn Độ và Pakistan vào mặt trận chống cộng. Mỹ đã nhiều lần tuyên bố muốn thiết lập một sự giám sát liên minh chiến lược với Ấn Độ và Pakistan thông qua các biện pháp như ký kết hiệp uớc, viện trợ kinh tế, quân sự… Đặc biệt, trước những mâu thuẫn trong quan hệ Ấn Độ- Pakistan xung quanh vấn đề Kashmir, Mỹ chuyển hướng sang ủng hộ Pakistan bằng một loạt các biện pháp: ký Hiệp ước quân sự Mỹ - Pakistan (1954), lôi kéo tham gia vào tổ chức SEATO (9/1954), áp sát biên giới Liên Xô và Trung Quốc, cản trở tiến trình hòa bình Nam Á…

Tuy nhiên, thế đối đầu hai cực đã hoàn toàn chi phối quá trình hoạch định và triển khai chính sách của Mỹ đối với các quốc gia Nam Á. Việc Ấn Độ tích cực tham gia Phong trào không liên kết đã khiến cho quan hệ song phương với Mỹ luôn ở vào tình thế bế tắc với những bất đồng và mâu thuẫn. Tình thế này đòi hỏi Mỹ

phải tìm một đồng minh khác ở Nam Á, và Washington đã quyết định chọn Ixlamabad. Điều này một mặt có tác dụng kiềm chế, đe dọa đối với Ấn Độ, nhưng mặt khác đãđẩy Ấn Độ vào hoàn cảnh xích lại gần hơn với Liên Xô nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và củng cố tiềm lực quốc phòng.

Về phía Liên Xô, trước những biến động to lớn của thế giới trong Chiến tranh lạnh, với tư cách là một nước lớn, đi đầu trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, để tạo ra một cực đối trọng với Mỹ, Liên Xô đã tìmđến với các nước thuộc thế giới thứ ba. Liên Xôủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa thực dân. Trước những toan tính của các nước thực dân Anh, Mỹ tại Nam Á, Liên Xô cũng thể hiện rõ quanđiểm của mình khi coi Nam Á là khu vực chiến lược quan trọng, một trong những tiêu điểm trong trận tuyến đối đầu Đông- Tây. Cả Mỹ và Liên Xô đều cho rằng việc khống chế khu vực Nam Á sẽ giúp họ không chỉ kiểm soát được khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn mà còn củng cố vị thế của họ ở khu vực Trung Đông giàu có về dầu lửa. Mặt khác, với Liên Xô, củng cố vị thế ở Nam Á cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội không chỉ với khu vực địa chiến lược quan trọng này mà còn rộng xuống phía Nam châu Á- Thái Bình Dương.

Khác với các nước Anh, Mỹ, Liên Xô tìm cách xích lại gần hơn với Ấn Độ- một nhân tố lớn trong nền chính trị thế giới - ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc và nền dân chủ nơi đây. Đối với vấn đề Kashmir và quan hệ Ấn Độ - Pakistan, Liên Xô thể hiện chính kiến rất rõ khi lên án hậu quả của thực dân Anh để lại, đồng thời ủng hộ Ấn Độ trên trường quốc tế và Liên hợp quốc. Chính sự tương đồng về quan điểm này đã giúp quan hệ Liên Xô - Ấn Độ trở nên bền vững hơn nhất là sau khi nước Cộng hòaẤn Độ ra đời, làm đối trọng trong quan hệ với các nước lớn, chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế ở Nam Á.

Như vậy, bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trên một số phương diện:

Thứ nhất, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự chi phối bởi Trật tự thế giới hai cực đứng đầu là hai siêu cường Xô - Mỹ, việc xem xét quan hệ quốc tế theo logic thông thường là đứng về phe tư bản chủ nghĩa hoặc phe xã hội chủ nghĩa,

những nước đi theo mô hình tư bản chủ nghĩa thường là đứng về phe tư bản chủ nghĩa và ngược lại. Vì vậy, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc cũng bị biến dạng theo hai hướng: đóng cửa biệt lập với bên ngoài; hoặc tập hợp lực lượng, thực hiện liên minh liên kết theo phe, khối, theo hệ tư tưởng. Đứng trước tình hình trên, Ấn Độ cần phải nhạy bén nắm bắt tình hình, phân tích thời cuộc, đặt trong thế tương quan chiến lược, cân bằng lực lượng của các nước lớn trong trận tuyến đối đầu Đông- Tây, lựa chọn con đường đi phù hợp với đặc thù xã hội, tránh tình trạng nghiêng về một khối trong Trật tự hai cực. Và Ấn Độ đã lựa chọn con đường đi riêng trong phương thức củng cố độc lập dân tộc, quốc gia là đứng giữa hai khối. Đây là cơ sở để Ấn Độ xây dựng nên một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, trung lập và không liên kết.

Thứ hai, bối cảnh đó cũng đặt Ấn Độ trước nhiều điều kiện thuân lợi, nhất là tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ về vật chất của cả hai hệ thống để củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế độc lập tự chủ, có kế hoạch, tự lực tự cường, củng cố quốc phòng - an ninh vững mạnh, đưa Ấn Độ trở thành một chủ thể lớn trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba,trong sự chi phối của Trật tự thế giới hai cực, Ấn Độ nổi lên như là một nước đi đầu, cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Sức mạnh đó được tập hợp lại trong Phong trào không liên kết. Vì thế, bước đầu đã tạo cho Ấn Độ có vai trò, tiếng nói quan trọng trongcác nướcthế giới thứ ba, đưa ra nhiều giải pháp hòa bình thiết thực, góp phần làm hòa dịu một số vấn đề quan hệ quốc tế ở khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)