Trên lĩnh vực ngoại giao

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 50 - 56)

*Ấn Độ và khối Liên hiệp Anh

Từ năm 1947 đến năm 1949, ở Ấn Độ diễn ra nhiều cuộc xung đột gay gắt xung quanh vấn đề: Ấn Độ nên ở lại trong Đế quốc Anh (năm 1948 là khối Liên hiệp Anh) hay không? Quá trình tranh luận xuất hiện hai nhóm ý kiến khác nhau trong các cuộc họp của Đảng Quốc đại cũng như trong Quốc hội lập pháp và dư luận quần chúng.

Vấn đề này lại tiếp tục được tranh luận gay gắt tại Đại hội lần thứ 55 của Đảng Quốc đại họp ở Jaipua tháng 12/1948. Từ ngày 21 đến ngày 27/4/1949, J. Nehru đã tham dự Hội nghị hàng năm cấp thủ tướng tại London. Hội nghị diễn ra

trong bầu không khí căng thẳng do đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm về quy chế, hình thức hợp tác và vị thế của các nước thành viên khối Liên hiệp trước Anh hoàng… Người Anh tỏ ý muốn duy trì vị trí của Anh hoàng đối với các nước thành viên và phản đối việc thành lập nền Cộng hòa ở Ấn Độ. Điều đó vi phạm nguyên tắc thành lập nước Cộng hòaẤn Độ độc lập có chủ quyền đãđược thống nhất tại kỳ họp Quốc hội lập pháp tháng 4/1949. Thủ tướng J. Nehru kiên quyết tuyên bố Ấn Độ sẽ thành lập thể chế Cộng hòa, bất chấp điều đó không thể dung hòa và thậm chí đi ngược lại với thể chế chính trị Quân chủ lập hiến của nước Anh. Ấn Độ và Canada phản đối trao cho vua nước Anh quyền làm vua của Liên hiệp. Ấn Độ cũng chống lại việc vua nước Anh bổ nhiệm Tổng thống Ấn Độ dù là về mặt hình thức. Đề nghị đặt dấu hiệu cờ nước Anh vào góc cờ Ấn Độ cũng bị từ chối. Rõ ràng,Ấn Độ muốn ở lại trong khối Liên hiệp nhằm mục đích hợp tác và phát triển kinh tế, hoàn toàn không chấp nhận mọi sự ảnh hưởng và can thiệp về chính trị, đường lối đối nội cũng như đối ngoại dù là về hình thức của nước Anh. Đây là cuộc đấu tranh trực diện của Ấn Độ với thực dân Anh nhằm xóa bỏ quy chế tự trị, giành độc lập hoàn toàn.

Cuối cùng, Anh buộc phải chấp nhận và đi đến một phương thức mang tính thỏa hiệp để giải quyết mối quan hệ với các thành viên trong khối. Điều này được nêu rõ trong Tuyên ngôn London ban hành vào ngày 27/4/1949 là:

Chính phủ Vương Quốc Anh, Canada, Australia, New Zealend, Nam Phi, Ấn Độ, Pakistan và Ceylon thừa nhận là thành viên chính thức của khối Liên hiệp Anh, dưới sự ủng hộ chung của Anh hoàng với tư cách là biểu tượng của khối hòa hợp tự do đối với các thành viên của khối Liên hiệp, có sự cân nhắc về những thay đổi của Hiến pháp Ấn Độ trong thời gian tới. Chính phủ Ấn Độ, dù bất cứ trường hợp nào cũng trịnh trọng tuyên bố và khẳng định rằng Ấn Độ có tư cách là thành viên đầy đủ chính thức của khối Liên hiệp thừa nhận Anh hoàng là biểu tượng của khối Liên hiệp mà nó là thành viên và là trụ cột [96, tr.70].

Ngày 26/11/1949, Quốc hội lập pháp đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Ấn Độ và chính thức có hiệu lực hai tháng sau đó. Hiến pháp không nói đến quan hệ với khối Liên hiệp Anh, không đề cập đến công thức công nhận vua Anh là

biểu tượng của sự thống nhất trong khối. Ngày 16/12/1949, Ấn Độ gửi cho khối Liên hiệp những điều khoản bổ sung và ngày 14/1/1950, khối này chính thức tuyên bố hoàn thành mọi điều khoản công nhận nước Cộng hòa Ấn Độ tiếp tục là thành viên chính thức của khối Liên hiệp Anh.

* Quan hệ Ấn Độ - Pakistan

Pakistan là một quốc gia được tách ra từ Ấn Độ sau Kế hoạch Mountbatten (15/8/1947). Trong quá trình chia cắt, Pakistan vẫn tiếp tục dựa vào người Anh để đấu tranh giành giật lãnh thổ cùng với người Anh thực hiện những âm mưu chống lại Chính phủ Ấn Độ. Do vậy, quan hệ Ấn Độ- Pakistan là mối quan hệ có vị trí rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Những bất đồng sâu sắc trong vấn đề chia cắt: biên giới, nguồn nước, yêu cầu tài chính và thương mại, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo… làm cho quan hệ hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt tạo nên sự căng thẳng trong mối quan hệ này chính là vấn đề Kashmir(chúng tôi sẽ làm rõ trong chương 3 và 4).

Cuối tháng 8/1947, Mountbatten trực tiếp thuyết phục lãnh vương về khả năng thể hiện ý nguyện của nhân dân, tổ chức trưng cầu dân ý nhằm quyết định tương lai của Kashmir. Thực chất việc này chẳng khác gì việc yêu cầu Kashmir sáp nhập vào Pakistan vì 70% cư dân xứ này là tín đồ Hồi giáo. Lãnh vương Kashmir là người Hindu lưỡng lự không biết lựa chọn nên gia nhập vào xứ tự trị nào, trong khi cư dân Hindi của tiểu quốc này đã tập hợp dưới sự lãnhđạo của Hội nghị nhân dân Kashmir đấu tranh quyết liệt, yêu cầu sáp nhập vùng đất này vàoẤn Độ.

Hành động của Mountbatten thúc đẩy ban lãnhđạo Đảng Quốc đại cố gắng hơn trong cuộc đấu tranh giành quyền quản lý Kashmir. Tháng 9/1947, Gandhi đến Kashmir và đã giải thoát cho trưởng giáo đạo Hồi Abdulla khỏi nhà tù, tạo uy tín lớn trong cư dân Hồi giáo. Điều này đã kích động Pakistan tiến xa hơn trong mưu đồ lật đổ chính quyền ở Kashmir. Ngày 22/10/1947, Chính phủ Pakistan hậu thuẫn cho 4,5 nghìn quân tấn công Kashmir, buộc lãnh vương Kashmir phải bỏ chạy về Jammu và kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Ấn Độ. Ngay lập tức, ngày 27/10/1947, quân đội Ấn Độ đãđược đưa tới, giao tranh xảy ra một ngày sau đó.

Trước áp lực của Anh và nhiều lý do khác, Chính phủ Ấn Độ tạm dừng tiến quân và đưa vấn đề Kashmir lên Liên hợp quốc. Một Ủy ban quốc tế về Kashmir

được thành lập do Mỹ đứng đầu. Vấn đề Kashmir bị quốc tế hóa và chịu sự tác động sâu sắc mưu đồ của Anh và Mỹ. Ủy ban này yêu cầu quân đội hai nước rút quân khỏi Kashmir và thực hiện trưng cầu dân ý, nhưng cả Ấn Độ và Pakistan không đồng ý. Kết quả là Hiệp định ngừng bắn được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/1/1949 theo đường biên giới mà hai bên chấp nhận. Ranh giới tạm thời đó đã biến thành ranh giới lâu dài giữa hai nước khi những động thái chính trị tiếp theo kế hoạch của Liên hợp quốc không được thực hiện được do sự nhùng nhằng trong lập trường của hai phía, đặc biệt là âm mưu của Anh - Mỹ ở khu vực này. Như vậy, tương lai cuối cùng của Kashmir vẫn còn bỏ ngõ, vùng đất này trở thành nơi nhạy cảm nhất trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan đến tận ngày nay. Đúng như J. Nehru tuyên bố ngày 6/12/1950: “Trong các vấn đề quan hệ quốc tế thì quan hệ với Pakistan là vấn đề quan trọng nhất” [34, tr.76].

* Quan hệ với các nước lớn

Quan điểm đối ngoại của J. Nehru ngay từ những ngày đầu giành được quyền tự trị là thắt chặt mối quan hệ với các nước lớn trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết vấn đề quốc tế bằng thương lượng, hòa bình. Nhiệm vụ đó có vai trò rất quan trọng bởi nó tạo điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế, khẳng định vị thế của Ấn Độ với tư cách là nhân tố lớn trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Ấn Độ đã thiết lập quan hệ với Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp… và nhiều nước khác. Việc khẳng định quan hệ với các nước lớn trong thời kỳ này là cơ sở quan trọng để Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại trung lập trong giai đoạn tiếp theo.

Nét đặc trưng trong quan hệ Ấn Độ- Mỹ là quá trình tìm hiểu và xích lại gần nhau do những động cơ không giống nhau từ cả hai phía. Đối với Ấn Độ, sau khi giành quyền tự trị, quan hệ với Mỹ là cần thiết để thu hút vốn đầu tư, viện trợ kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển đất nước, đồng thời cũng hạn chế sự lũng đoạn của Anh. Về phía Mỹ, Ấn Độ được xác định là quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong kế hoạch toàn cầu của Mỹ, sẽ là “con đê lớn nhất ngăn chặn làn sóng đỏ” lan tràn ra khắp châu Á- Thái Bình Dương. Mặt khác, thông qua viện trợ, cho vay, Mỹ cũng nhằm lũng đoạn, gây ảnh hưởng và lôi kéoẤn Độ vào các khối

quân sự. Tháng 10/1949, J. Nehru sang thăm chính thức Hoa Kỳ. Điều đặc biệt trong mối quan hệ này là luôn duy trì trạng thái cân bằng, không phát triển rầm rộ nhưng cũng không đứt đoạn. Đây là một biểu hiện tích cực của tư tưởng không liên kết, làm nền tảng cho quan hệ ở giai đoạn sau.

Thiết lập quan hệ với Trung Quốc là vấn đề Chính phủ Ấn Độ rất coi trọng bởi quốc gia láng giềng này có vị thế chính trị rất lớn ở châu Á và thế giới. Chính vì thế, sau khi giành được quyền tự trị, Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (30/12/1949), làm cơ sở để xây dựng quan hệ sau này. Sự phù hợp trong chính sách và lợi ích của Trung Quốc vàẤn Độ trong thời kỳ sau khi hai nước giành độc lập đãđưa đến mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia lớn nhất châu Á này, từ đó góp phần tăng cường sức mạnh cho phong trào giải phóng dân tộc và đoàn kết ở các nước Á - Phi. Từ năm 1949 cho đến cuối thập niên 50 của thế kỷ XX được coi là thời kỳ “trăng mật” trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên, hai nước cũng đứng trước nhiều thách thức nhất là vấn đề Tây Tạng, để rồi quan hệ này trở nên xấu đi trong những năm 60.

Quan hệ Ấn Độ - Pháp trong giai đoạn đấu tranh từ tự trị đến Cộng hòa là mối quan hệ cơ bản xoay quanh việc đấu tranh nhằm thu hồi những vùng đất của Ấn Độ thuộc Pháp như: vùng Chandernagore, Pondicherry, Janaon và Karikal. Sự kiên quyết của Chính phủ Nehru trong bối cảnh vị thế Ấn Độ ngày càng cao, áp lực trong và ngoài nước ngày càng mạnh đã buộc người Pháp phải nhượng bộ. Cuộc trưng cầu dân ý ở Chandernagore là thành tựu lớn nhất của Ấn Độ trong quan hệ với Pháp từ 1947 đến 1950, đặt nền tảng, cách thức giải quyết bằng hòa bình và thương lượng các vùng đất còn lại nhiều năm sau đó.

Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô có thể nói là mối quan hệ giữa một siêu cường, một cực trong Trật tự hai cực với một nước rộng lớn, có vị thế rất quan trọng trong thế giới thứ ba vàở châu Á. Ngày 13/4/1947,Ấn Độ và Liên Xô ký hiệp định thiết lập quan hệ ở cấp đại sứ, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước. Trong giai đoạn 1947 - 1950, quan hệ hai nước dù có chuyển biến nhưng chưa thật sự tạo nên bước ngoặt lớn do sự hoài nghi của Liên Xô đối với nền độc lập và chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Việc Ấn Độ có thái độ không dứt khoát trong vấn đề Đông

Dương ở hai Hội nghị Liên Á (1947 và 1949), vấn đề Tây Tạng (1950), giai đoạn đầu trong vấn đề Triều Tiên… và chuyến thăm Mỹ năm 1949 của J. Nehru làm cho Liên Xô tỏ ý nghi ngại. Cho đến khi Ấn Độ tuyên bố độc lập ngày 26/1/1950, quan hệ hai nước mới có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và xích lại gần nhau hơn.

Tiểu kết chương 2

Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động. Những thay đổi địa chiến lược và địa chính trị trên bàn cờ thế giới sau chiến tranh làm cho quan hệ quốc tế càng trở nên phức tạp hơn. Hệ quả của nó là sự ra đời của trật tự lưỡng cực, sự đối đầu quyết liệt của hai khối Đông- Tây. Mặt khác, những toan tính chiến lược của các cường quốc làm cho khu vực Nam Á vốn đã bất ổn lại càng trở nên phức tạp hơn, thể hiện rõ tương quan lực lượng của Trật tự thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong khi đó, phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ càng thúc đẩy cho sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ nhanh chóng thắng lợi.

Bên cạnh đó, nhà nước Ấn Độ tuyên bố độc lập trong bối cảnh Trật tự thế giới hai cực Xô- Mỹ chi phối mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế. Do vậy, quá trìnhđấu tranh từ tự trị đến Cộng hòa (1947 - 1950) đặt Chính phủ Ấn Độ phải giải quyết những nhiệm vụ hết sức nặng nề, những khó khăn của tình hình trong nước, khẳng định con đường phát triển riêng của Ấn Độ ở Nam Á với tư cách là một chủ thể lớn. Đó là từng bước cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế với những đặc trưng riêng, phù hợp với điều kiện đặc thù của Ấn Độ. Đó là quá trìnhđấu tranh quyết liệt để cải tổ nền chính trị, khẳng định nền dân chủ thông qua Hiến pháp năm 1950. Đặc biệt, Ấn Độ đã bước đầu xây dựng một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong quan hệ với các nước lớn. Đây là những thành quả lớn lao đầu tiên, đặt nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ, tiếp tục sự nghiệp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc trong kỷ nguyên Thủ tướng J. Nehru (1950- 1964).

Chương 3

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)