Cuộc Tổng tuyển cử lần thứ nhất

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 69 - 70)

Cho đến thời gian Tổng tuyển cử đầu tiên, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành một số biện pháp chống phong kiến và cải cách dân chủ. Giai đoạn đầu tiên là thủ tiêu nhiều vương quốc phong kiến và hạn chế quyền lực của các lãnh vương kết thúc, đồng thời tiếp tục cho giai đoạn cải cách ruộng đất. Kế hoạch 5 năm phát triển nền kinh tế của đất nước cũng được vạch ra và đưa vào thực hiện trong đời sống. Hiến pháp tuyên bố quyền bầu cử chung cho mọi người và một loạt các quyền tự do dân chủ khác cũng được thông qua. Đảng Quốc đại, người lãnhđạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, thành lập nền Cộng hòa, đã khẳng định được vị trí của mình đối với các tầng lớp nhân dân Ấn Độ. Tháng 9/1951, để đảm bảo thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên, những người lãnh đạo Đảng Quốc đại đã bầu J. Nehru làm Chủ tịch của đảng.

Trong điều kiện đó, Đảng Quốc đại bước vào cuộc bầu cử với niềm tin vào thắng lợi hoàn toàn của mình. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (bầu Quốc hội trung ương và Hội nghị lập pháp các bang) vào Nghị viện Ấn Độ vô cùng quan trọng vì các cơ quan lập pháp này sẽ quyết định tương lai của đất nước. Do tính chất quan trọng này, thời gian tổng tuyển cử kéo dài từ ngày 25/10/1951 đến 24/2/1952. Kết quả bầu cử cho thấy, trong 489 ghế vào Viện Nhân dân thìĐảng Quốc đại giành được 364 ghế, trong khi Đảng Cộng sản (CPI) và các đồng minh của họ gần 10% số ghế. Còn cácđảng cực hữu chỉ được 10 ghế. Tình hình tương tự cũng thể hiện qua kết quả bầu cử Hội nghị lập pháp các bang. Cụ thể: Punjap (16/18 ghế), Bombay (40/45), Assam (11/12 ghế), Bihar (9/11 ghế), Madhya Pradesh (27/29 ghế). Số lượng cử tri bỏ phiếu cho đảng cầm quyền là: 45% vào Viện Nhân dân và 41,96% vào Hội nghị lập pháp các bang. Ứng cử viên của đảng chiếm 2.247 ghế trong 3.283 ghế và có đa số trong các bang [82, tr.130].

Như vậy, đông đảo cử tri đã đứng về phía Đảng Quốc đại. Nhân dân bỏ phiếu cho đảng của M. Gandhi và J. Nehru vì họ cho rằng đảng này sẽ thực hiện các

cuộc cải cách kinh tế- xã hội được ghi trong cương lĩnh tranh cử. Kết quả này cho phép Đảng Quốc đại thành lập chính phủ một đảng ở trung ương và ở các bang.

Để củng cố ảnh hưởng của mình trong quần chúng, Đảng Quốc đại thực hiện một loạt các biện pháp. Ngay từ tháng 1/1953, tại Đại hội hàng năm, đảng ủng hộ kế hoạch phát triển đất nước 5 năm lần thứ nhất (1951- 1956) và kêu gọi toàn dân Ấn Độ cống hiến sức lực cho xây dựng nước Ấn Độ mới. Tại Hội nghị toàn quốc của đảng tháng 6/1953, đảng thông qua Nghị quyết về “Cương lĩnh kinh tế - xã hội”, trong đó nhấn mạnh rằng, đà phát triển của đất nước phải nhanh hơn, đặc biệt là cải cách ruộng đất và phát triển công nghiệp. Ruộng đất phải được chia cho những người nông dân không có ruộng. Bộ máy hành chính phải đơn giản hóa và phải giảm giá. Đến năm 1954, Đảng Quốc đại đã có nhiều sửa đổi trong điều lệ đảng, trong đó chủ trương: cấu trúc xã hội hiện tại cần phải thay đổi dần dần và nền kinh tế của đất nước phải biến thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Tháng 1/1955, Đảng Quốc đại đã thông quaCương lĩnh xây dựng một xã hội kiểu xã hội chủ nghĩa. Việc thông qua cương lĩnh này được coi như là 1 trong 5 điểm quan trọng nhất của Đảng. Nó đã khơi dậy được một cao trào trong nước và củng cố được quan điểm của Đảng Quốc đại. Sau một thời gian dài chậm giải quyết vấn đề thành lập các bang theo nguyên tắc dân tộc, năm 1956, chính phủ đã phân chia hành chính mới. Ngày 31/8/1956, đạo luật về phân chia lại lãnh thổ hành chính được Quốc hội thông qua, 14 bang mới và khu vực trực thuộc chính phủ trung ương được thành lập, đồng thời phá bỏ chế độ cũ mà chính quyền thực dân dựng nên, thủ tiêu triệt để sự tồn tại của các tiểu quốc. Với những biện pháp trên cùng những thành quả đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã nâng cao uy tín chođảng trước quần chúng và các đảng đối lập.

Một phần của tài liệu Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ trong giai đoạn 1950 1964 (full) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)