Hoàn thiện quy trình thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 87)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

3.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro

Để áp dụng quản lý rủi ro một cách thống nhất trong toàn Ngành, năm 2009, Tổng cục Thuế đã đưa nội dung áp dụng quản lý rủi ro vào Quy trình thanh tra ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009. Theo quy trình này, việc xây dựng kế hoạch thanh tra các năm được dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN. Các tiêu chí đánh giá rủi ro thuế đã dần dần được xây dựng và hoàn thiện. Bộ tiêu chí rủi ro để phân tích, nhận dạng rủi ro về thuế bao gồm 21 tiêu chí theo quyết định số 1773/QĐ-TCT ngày 01/10/2013, đã đưa vào sử dụng ứng dụng lập kế hoạch thanh tra thuế và triển khai tại Tổng cục Thuế, Cục Thuế và một số Chi cục Thuế lớn. Đặc biệt, để đáp ứng những đòi hỏi mới trong việc nâng cao hiệu quả thanh tra thuế, khắc phục những điểm bất hợp lý của Quy trình thanh tra ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT, Tổng cục Thuế đã ban hành Quy trình thanh tra theo Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27/1/2014. Theo đó, quản lý rủi ro được áp dụng vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến khâu tổ chức thanh tra thuế tại cơ sở kinh doanh. Trước đó Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản sau: (1) Quy trình phân tích thông tin rủi ro của DN lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số 1733/QĐ-TCT ngày 1/10/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; (2) Công văn số 3441/TCT-TTr ngày 17/10/2013 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014.

Theo các văn bản trên, Tổng cục Thuế đưa ra hệ thống 8 tiêu chí tĩnh, các Cục Thuế, Chi cục Thuế phải sử dụng 8 tiêu chí này và có thể đưa thêm các tiêu chí khác để làm cơ sở xây dựng một bộ tiêu chí nhằm phục vụ việc phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra thuế và kế hoạch kiểm tra thuế năm 2014. Các tiêu chí được phân thành các mức rủi ro: Cao, vừa, thấp và rất thấp tương ứng với số điểm 4, 3, 2 và 1 điểm.

Hệ thống 8 tiêu chí tĩnh Tổng cục Thuế đưa ra, gồm: - Loại hình kinh tế.

- Tiêu chí so sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/doanh thu”. - Tiêu chí tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm.

- Tiêu chí kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất. - Số lần chậm nộp tờ khai thuế.

- Số lần xử lý vi phạm hành chính thuế.

- Tỷ lệ Tổng dự phòng/Tổng chi phí SXKD trong kỳ.

- Tỷ lệ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ/vốn chủ sở hữu. Ngoài các tiêu chí nêu trên, các Cục Thuế, Chi cục Thuế căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương và yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2014 có thể đưa thêm các tiêu chí khác để lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2014 (Chẳng hạn như: Tiêu chí về quy mô DN, tiêu chí về tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh so với doanh thu thuần, tiêu chí tỷ lệ về chi phí quản lý so với doanh thu, tiêu chí về đầu tư liên doanh liên kết, tiêu chí về nộp thuế …).

Trên cơ sở các thông tin về NNT đã tập hợp phục vụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm tra; các tiêu chí đánh giá rủi ro đã được xây dựng và có sự thay đổi qua các năm để đáp ứng yêu cầu kiểm tra. Việc sử dụng các tiêu chí để áp dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế đã đạt được những bước đầu khả quan. Đó là:

Thứ nhất, hệ thống các tiêu chí sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng kiểm tra là tương đối phù hợp, tỷ lệ số lượng DN có truy thu qua kiểm tra lớn, số lượng đơn vị được kiểm tra ngày càng nhiều, phát hiện được nhiều đơn vị trốn thuế lớn, số thuế phát hiện sau kiểm tra nộp vào NSNN cao. Điều này cho thấy, việc đánh giá đúng mức độ rủi ro của từng NNT cho phép CQT đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng DN cũng như mức độ tuân thủ của DN, tạo sự công bằng, tin tưởng cho DN và từ đó tạo điều kiện để DN tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

Thứ hai, nhờ việc áp dụng các tiêu chí để áp dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế giúp tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực cho CQT. Do đã xác định được đúng đối tượng cần phải kiểm tra, đồng thời đảm bảo tính khách quan, tránh được tiêu cực trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra; đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra, chủ động cân đối và sử dụng có hiệu quả nguồn

nhân lực phục vụ cho công tác thanh tra. Không những vậy, khi thực hiện theo kỹ thuật phân tích rủi ro, cán bộ thuế đã rút ngắn được khoảng 20% thời gian thanh tra tại DN do đã phân tích hồ sơ, xác định phạm vi cần kiểm tra và nắm bắt thông tin về DN tại CQT, tránh tình trạng kiểm tra dàn trải. Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc hoàn thiện quy trình thanh tra để áp dụng quản lý rủi ro vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện ở những bất hợp lý của các tiêu chí đánh giá rủi ro khi xây dựng kế hoạch. Cụ thể như sau:

Một là, các tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế của DN tuy nhiều nhưng chưa trọng tâm, chưa hợp lý và chưa phản ánh đầy đủ rủi ro về thuế, gây khó khăn cho việc lựa chọn để phân tích rủi ro các đối tượng được thanh tra. Trước năm 2012, TCT chưa hướng dẫn các cục thuế địa phương từng tiêu chí chấm điểm rủi ro thanh tra cụ thể mà chỉ đưa ra định hướng chung chung. Cho đến năm 2012, lần đầu tiên Tổng cục Thuế mới ban hành công văn hướng dẫn chấm điểm rủi ro theo 6 tiêu chí, tuy nhiên, ở từng tiêu chí vẫn còn một số vấn đề vướng mắc, bất cập. Cụ thể là:

Tiêu chí 1: Đánh giá rủi ro theo loại hình kinh tế. Theo cách tổ chức sắp xếp, một số CQT địa phương được tổ chức thành nhiều phòng thanh tra, mỗi phòng phụ trách một số loại hình DN riêng, ví dụ có phòng thanh tra các DN nhà nước, có phòng thanh tra các DN có vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh, có phòng thanh tra các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân…. Nếu đưa tiêu chí phân loại rủi ro theo loại hình kinh tế vào áp dụng thì việc lập kế hoạch sẽ không sát với thực tế do khó cho việc lập kế hoạch của từng phòng thanh tra vì việc lập kế hoạch không phân bổ đều giữa các phòng mà sẽ tập trung vào một số loại hình DN. Vì vậy, trong quy trình thanh tra cần quy định rõ quy tắc lập kế hoạch thanh tra, thống nhất cách phân chia kế hoạch cho từng phòng ban trong các CQT.

* Tiêu chí 2: Đánh giá rủi ro theo sự biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/Doanh thu” các năm. Tiêu chí này Tổng cục Thuế đưa ra với nhận định: trong các loại thuế phải nộp, số thuế phải nộp lớn nhất sẽ là thuế TNDN và sẽ gán điểm rủi ro cao hay thấp dựa vào mức biến động của thuế TNDN. Do đó,

nếu mức biến động về thuế TNDN lớn hơn mức độ biến động về doanh thu thì rủi ro về thuế sẽ thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nếu đặt trọng số và gán hệ số cao cho tiêu chí này vào các DN FDI thì sẽ không hiệu quả vì các DN này thường xuyên báo lỗ, do đó sẽ không phát sinh thuế TNDN phải nộp.

* Tiêu chí 3: Đánh giá rủi ro tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Bằng việc đưa ra tiêu chí này, Tổng cục Thuế đang dựa trên quan điểm việc đầu tư vốn chủ sở hữu phải thu được hiệu quả tỷ suất lợi nhuận tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng năm 2011 (chưa tính đến tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên, cần lưu ý là lãi suất huy động vốn của ngân hàng thay đổi qua các năm và không cố định ở con số 14%, mà khi tính toán tiêu chí này qua các năm phải căn cứ vào mức lãi suất huy động bình quân của 5 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước lớn trong năm thì mới sát với thực tế. Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế suy giảm như hiện nay, hàng loạt các DN thua lỗ phá sản, chưa kể đến việc phải vật lộn để tồn tại nên để các DN đạt được mức tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu ở mức 14% là rất khó. Do đó, cần nghiên cứu thêm về ngưỡng tham chiếu với tiêu chí này.

* Tiêu chí 4: Đánh giá rủi ro theo tình hình tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế.

Khi đưa ra tiêu chí này, Tổng cục Thuế đặt trọng tâm vào tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT trong tổng số thu của CQT. Trong thực tế, mức độ tuân thủ về nộp thuế của hai sắc thuế TNDN và GTGT là khác nhau vì bản chất thuế GTGT là kê khai, nộp thuế theo tháng hoặc quý nên khi thuế GTGT phát sinh dương DN thường nộp ngay tiền thuế với tỷ lệ lên tới 96% (Số liệu thống kê của Cục thuế Hà Nội). Tuy nhiên, về thuế TNDN phát sinh dương phải nộp - là sắc thuế nộp theo quý, các DN thường có xu hướng nộp chậm hơn do tình hình tài chính của mình gặp nhiều khó khăn chưa đủ khả năng chi trả (hoặc cũng có thể DN cố tình chiếm dụng tiền NSNN), nên tỷ lệ nộp vào NSNN thường thấp (< 80%). Do đó, việc lấy mốc 96% chung cho cả 2 sắc thuế để đánh giá, nhận xét là chưa thực sự chính xác. Mặt khác, hiện nay ở các DN FDI và các DN khu chế xuất thường là đối tượng không phải nộp thuế GTGT, đồng thời thuế TNDN của các DN thường âm do đây là “mốt” của các DN khai lỗ liên tiếp (có thể xuất hiện cả

hiện tượng chuyển giá) nên không thể dùng tiêu chí này để so sánh vì nếu tính toán sẽ cho ra kết quả hệ số âm (-).

* Tiêu chí 5: Tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế và Tiêu chí 6: Số lần xử lý vi phạm hành chính thuế. Về bản chất, hai tiêu chí Tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuếSố lần xử lý vi phạm hành chính thuế luôn gắn liền với nhau

vì theo Luật Quản lý thuế, nếu DN nộp chậm hồ sơ khai thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Việc tách rời thành 2 tiêu chí rủi ro để chấm điểm như vậy dẫn đến hiện tượng trùng lắp, trong khi đó còn nhiều tiêu chí khác sát và trúng hơn như tổng số thuế phát sinh, sự tăng giảm bất thường của doanh thu… chưa được đưa vào nội dung chấm điểm bắt buộc chung.

Hai là, hệ thống tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của DN chưa được xây dựng hoàn chỉnh, có quá nhiều tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm, các tiêu chuẩn phân loại DN để xác định vi phạm kiểm tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lựa chọn các đối tượng được thanh tra. Một số đối tượng được lựa chọn để thanh tra còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Qua nghiên cứu 21 tiêu chí của Tổng cục Thuế áp dụng trong phần mềm TPH- Lập kế hoạch thanh tra năm 2014 cho thấy còn một số tiêu chí phân tích chưa hoàn thiện, chưa sát đúng, khi phân tích cho ra kết quả chấm điểm rủi ro chưa giúp cán bộ thanh tra thấy được mức độ trọng yếu của rủi ro. Mặc dù ngành Thuế đã có một đề tài nghiên cứu riêng, ở cấp độ toàn ngành về các tiêu chí về rủi ro, nhưng việc nghiên cứu bổ sung thêm để hoàn thiện các tiêu chí này là cần thiết vì nội hàm, công thức tính của một số tiêu chí còn chưa phản ánh đúng bản chất của phân tích rủi ro về thuế. Dưới đây là các phân tích cụ thể về những bất cập của các tiêu chí này.

Tiêu chí “Doanh thu”:

CQT lấy số liệu Doanh thu từ một số các khoản thu được của DN, bao gồm “Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (trừ đi các khoản giảm trừ). Đối với các Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng, doanh thu gồm: Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Đối với các Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ gồm: thu từ phí cung cấp dịch vụ

cho khách hàng và hoạt động tự doanh”. Như vậy, nếu hiểu doanh thu bao gồm tất cả các khoản thu được của DN (chứ không phải là các khoản thu được bắt buộc phải xuất hóa đơn) thì cách thống kê của CQT về cơ bản là đúng, nhưng như thế vẫn chưa đủ vì nguồn thu của DN theo cách tính của CQT còn thiếu các khoản sau đây:

- Thống kê thiếu: Doanh thu từ hoạt động tài chính và Thu nhập khác. (tại Phụ lục 03-1A)

- Thống kê thiếu: Thu nhập từ hoạt động khác và Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. (Phụ lục 03-1B)

- Thống kê thiếu: Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh. (Phụ lục 03-1C)

Tiêu chí “Thuế TNDN phát sinh”:

Tác giả cho rằng nếu đã dùng tiêu chí 2: “Thuế TNDN phát sinh” thì tiêu chí 5 “So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh/Doanh thu) giữa các năm” là trùng lặp, vì ý nghĩa của hai tiêu chí này đều nói lên sự biến động của số thuế TNDN phải nộp qua các năm, số thuế TNDN biến động so với chính nó hay biến động so với doanh thu thì đều thể hiện sự biến động đó là bình thường hay bất thường, do đó, CQT không nhất thiết phải dùng đến 2 tiêu chí.

Tiêu chí “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”:

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh thống kê thiếu Tài sản ngắn hạn khác ở phần tử số. Ở rất nhiều DN thường “ẩn” nội dung kinh tế vào tiêu chí này, do đó, nếu thống kê thiếu Tài sản ngắn hạn khác sẽ làm cho tiêu chí khả năng thanh toán nhanh không được chính xác.

Tiêu chí “Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất”:

Tiêu chí này chưa phản ánh hết số thuế phải nộp vào NSNN sau thanh tra. Nếu chỉ lấy số liệu qua số thuế truy thu thì chưa đánh giá hết được mức độ vi phạm của DN vì tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm còn tùy theo loại hành vi phạm là trốn thuế hay khai thiếu thuế. Như vậy, tiêu chí này là đúng nhưng chưa đủ. Xét một cách tổng thể, trong tổng số 21 tiêu chí CQT áp dụng

lập kế chí bị giới h nhau, “trong tuân t cũng bản h không thườn mức c kém tiêu, c doanh hao n trên c tin rủ cần đ tích. ế hoạch ch ị trùng. Mặ hạn “trong , không nê g năm” sẽ thủ nộp th chưa thấy Ba là, việ hướng dẫn g hợp lý. ng rất lớn, chuẩn để n còn của D chí nợ xấu h thu của n nguyên vật cũng trùng Biểu đồ Theo đó, ủi ro phục v được điều c Kết quả kh Đáp ứng r Đáp ứng m ho 2014 thì ặt khác, vi năm” là ch ên so sánh ẽ không đủ huế, tình h đề cập. ệc áp dụng n để đánh Chẳng hạ khác với n nhận xét kh DN thương u khác với ngành sản t liệu của g với kết qu 3.5. Đánh có 60,1%

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 87)