Những hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 117)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

3.4.2.1. Những hạn chế

Tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế tại CQT thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, quy trình thanh tra tuy đã được sửa đổi hoàn thiện hơn nhưng vẫn còn những điểm bất hợp lý, chưa phát huy hết ưu điểm của quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Như đã phân tích trên, hạn chế chủ yếu của quy trình thanh tra là một số tiêu chí rủi ro chưa hợp lý, chưa phản ánh đầy đủ mức độ rủi ro về thuế của DN; còn thiếu một số tiêu chí phản ánh sát đúng hơn rủi ro về thuế của DN cần được bổ sung thêm.

Hai là, hệ thống thông tin về DN phục vụ cho áp dụng quản lý rủi ro còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa cập nhật và chưa chính xác. Thông tin về mối quan hệ hoặc các giao dịch quốc tế của DN, đặc biệt là các công ty thuộc hệ thống công ty đa quốc gia còn rất sơ sài, không đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chưa có số liệu thống kê về các tiêu chí kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân chung của từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất nên CQT khó có cơ sở đối chiếu so sánh DN cần kiểm tra với DN khác và với tiêu chí chung toàn ngành. Do đó, dù tính ra tiêu chí phân tích thì cũng khó có thể nhận biết được nó là cao hay thấp so với mức chuẩn.

Ba là, số lượng DN được lựa chọn thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro còn chưa phù hợp, bởi vậy, vẫn có khả năng để thất thu do không lựa chọn

để thanh tra. Ở một số cơ quan thuế địa phương kết quả phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế, việc đánh giá, lựa chọn DN đưa vào diện thanh tra thuế vẫn chủ yếu dựa vào phương pháp thủ công và kinh nghiệm là chính.

Bốn là, việc lựa chọn đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra và phạm vi thanh tra còn chưa thực sự chính xác. Chỉ có 6,48% doanh nghiệp thuộc diện rủi ro thấp khi lựa chọn thanh tra là không phát sinh số thuế truy thu, số còn lại đều phát hiện có gian lận thuế ở những mức độ khác nhau. Có khoảng 30% trường hợp khi thực hiện thanh tra tại trụ sở DN cho thấy phân tích trước đó không hoàn toàn trùng lặp với thực tế hồ sơ, tài liệu tại DN.

Năm là, số lượng DN được tiến hành thanh tra vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi về quản lý rủi ro, do thời gian tiến hành thanh tra tuy đã được rút ngắn nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT còn chậm. Nhiều hồ sơ thanh tra kéo dài, số lượng hồ sơ thanh tra tồn đọng các năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn lớn, chậm giải quyết dứt điểm.

Sáu là, số lượng DN được thanh tra theo quản lý rủi ro còn chưa đáp ứng được chỉ tiêu của ngành Thuế đề ra. Số lượng DN được thanh tra và phát hiện có gian lận chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì hoạt động gian lận, trốn thuế rất tinh vi, chưa kể trong số hơn 98% số DN còn lại không được thực hiện thanh tra có bao nhiêu phần trăm vi phạm. Con số 55.000 DN có đăng ký kinh doanh nhưng không có hoạt động cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy về vi phạm luật thuế.

Bảy là, chất lượng công tác phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra tại trụ sở DN chưa cao, chưa giúp đẩy nhanh tiến độ thanh tra và có những khi chưa chính xác.

Tám là, việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của DN còn nhiều hạn chế. Một số các hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay trên hồ sơ khai thuế nhưng CBTT chưa phát hiện kịp thời.

Chín là, phương pháp làm việc của CBTT chưa khoa học, tổ chức sắp xếp xử lý công việc vẫn chưa thực sự theo nguyên tắc rủi ro và trọng yếu. CBTT vẫn chưa thực sự thay đổi nhận thức về thanh tra rủi ro theo Luật Quản lý thuế sửa

đổi, chưa có kỹ năng theo lĩnh vực rủi ro mà vẫn thực hiện chủ yếu là thanh tra toàn diện, thanh tra quyết toán thuế.

Nhìn chung, ngành Thuế chưa áp dụng toàn diện, đầy đủ, thống nhất trong toàn ngành phương pháp thanh tra theo quản lý rủi ro. Việc thu thập, khai thác thông tin DN phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn chưa tập trung, thống nhất, chưa rõ ràng sự kết nối giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế; sự phối hợp trao đổi thông tin với các ban ngành còn hạn chế; các yếu tố hỗ trợ cho công tác thanh tra theo quản lý rủi ro còn chưa đáp ứng được yêu cầu làm hạn chế chất lượng của hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)