Bổ sung một số tiêu chí để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 140)

- Thông tin thu thập từ

4.2.3.2.Bổ sung một số tiêu chí để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra thuế

= Tổng doanh thu thuần

4.2.3.2.Bổ sung một số tiêu chí để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra thuế

Trong bộ tiêu chí sử dụng để áp dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế đã có nhóm tiêu chí về mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, mức độ nợ thuế của người nộp thuế, song trong tiêu chí sử dụng chung khi thanh tra người nộp thuế thì chưa có nhóm chỉ tiêu này. Bởi vậy, cần thiết phải bổ sung vào hệ thống tiêu chí sử dụng chung cho hoạt động thanh tra người nộp thuế các tiêu chí đánh giá về mức độ tuân thủ của người nộp thuế và tiêu chí về nợ thuế của người nộp thuế. Cụ thể là nên bổ sung thêm các tiêu chí sau đây:

(1) Số lần nộp chậm tờ khai thuế trong năm

- Cách xác định: Thống kê số lần chậm nộp tờ khai thuế trong một năm nhất định qua hồ sơ quản lý người nộp thuế của bộ phận kê khai và kế toán thuế. - Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh mức độ tuân thủ về thời hạn nộp tờ khai của người nộp thuế. Phần nào phản ánh ý thức tuân thủ trong kê khai thuế của người nộp thuế. Tiêu chí này càng nhỏ càng chứng tỏ ý thức tuân thủ của người nộp thuế tốt.

- Lý do đề xuất tiêu chí: Góp phần làm rõ ý thức tuân thủ về thời hạn nộp tờ khai của người nộp thuế.

(2) Số lỗi khai sai trong năm

- Cách xác định: thống kê số lỗi khai sai trên các tờ khai thuế qua hồ sơ quản lý NNT trong một năm nhất định của bộ phận kê khai và kế toán thuế.

- Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh mức độ tuân thủ về lập tờ khai của người nộp thuế. Phần nào phản ánh mức độ hiểu biết và ý thức tuân thủ trong kê khai thuế của người nộp thuế. Tiêu chí này càng nhỏ càng chứng tỏ ý thức tuân thủ của người nộp thuế tốt.

- Lý do đề xuất tiêu chí: Góp phần làm rõ ý thức tuân thủ về lập tờ khai của người nộp thuế; phần nào cho thấy năng lực kê khai thuế của người nộp thuế để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

(3) Số lần phải giải trình về số liệu kê khai thuế trong năm

- Cách xác định: Thống kê số lần CQT yêu cầu giải trình qua hồ sơ quản lý người nộp thuế trong một năm nhất định của bộ phận kiểm tra thuế.

- Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh phần nào dấu hiệu có gian lận hoặc sai sót người nộp thuế trong kê khai các căn cứ tính thuế. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ ý thức tuân thủ của người nộp thuế tốt.

- Lý do đề xuất tiêu chí: Góp phần làm rõ ý thức tuân thủ về lập tờ khai của người nộp thuế; phần nào cho thấy dấu hiệu bất thường trong kê khai thuế của người nộp thuế để chú ý phòng ngừa gian lận.

(4) Số ngày chậm nộp thuế bình quân

- Cách xác định:

- Ý nghĩa của tiêu chí: cho biết tính bình quân tất cả các khoản thuế mà người nộp thuế phải nộp thì số ngày nợ thuế trung bình là bao nhiêu. Tiêu chí này phản ánh khái quát mức độ tuân thủ về nộp thuế của người nộp thuế. Nó cũng có thể gián tiếp phản ánh tình hình tài chính của người nộp thuế. Đây chỉ là dấu hiệu để cán bộ thanh tra lưu ý trong hoạt động thanh tra người nộp thuế, chưa thể có

Số ngày chậm nộp thuế

bình quân trong năm =

Tổng số ngày chậm nộp của tất cả các khoản thuế chậm nộp trong năm Số khoản thuế chậm nộp trong năm

kết luận ngay bản chất khi có số liệu của tiêu chí này. Tiêu chí này càng nhỏ càng chứng tỏ ý thức tuân thủ của người nộp thuế tốt.

- Lý do đề xuất tiêu chí: Góp phần làm rõ ý thức tuân thủ về nộp thuế của người nộp thuếl; phần nào cho thấy tình hình tài chính của người nộp thuế.

(5) Số tiền thuế chậm nộp bình quân ngày

- Cách xác định:

- Ý nghĩa của tiêu chí: phản ánh độ lớn của số tiền nợ thuế của người nộp thuế trong một năm. Tiêu chí này càng nhỏ càng chứng tỏ ý thức tuân thủ của người nộp thuế tốt.

- Lý do đề xuất tiêu chí: Góp phần làm rõ ý thức tuân thủ về nộp thuế của người nộp thuế; Phần nào cho thấy tình hình tài chính của người nộp thuế.

Khi áp dụng phân tích rủi ro về thuế, nếu các tiêu chí đánh giá rủi ro chỉ được CBTT xem xét đơn lẻ thì khó có thể đưa ra nhận định đúng đắn về DN có rủi ro, vì vậy CBTT phải sử dụng tổng hợp các tiêu chí với nhau, qua đó mới có được nhận định chính xác, khách quan rủi ro về thuế của DN. CQT cần phải áp trọng số đối với từng nhóm tiêu chí (động và tĩnh) rõ ràng để đảm bảo sự công bằng đối với từng lĩnh vực, từng khu vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 140)