- Thông tin thu thập từ
= Tổng doanh thu thuần
4.2.3.1. Hoàn thiện nội dung và phương pháp xác định các tiêu chí phân loại rủi ro hiện đang sử dụng
rủi ro hiện đang sử dụng
Như đã phân tích ở Chương 3 “Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014”, hiện nay CQT đang sử dụng nhiều tiêu chí để tiến hành hoạt động thanh tra người nộp thuế. Các tiêu chí này được sử dụng từ khâu lập kế hoạch thanh tra thuế, lựa chọn đối tượng thanh tra thuế, phân tích dữ liệu để chuẩn bị thanh tra thuế đến khâu tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế. Những tiêu chí này là rất cần thiết để giúp cán bộ thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra người nộp thuế. Để đáp ứng tốt yêu cầu trên, cần hoàn thiện các nội dung chưa hợp lý của các tiêu chí đang sử dụng để thanh tra người nộp thuế. Cụ thể là:
Thứ nhất, trừ các tiêu chí định tính, đối với các tiêu chí định lượng nên mở rộng mức độ so sánh. Ngoài việc so sánh trong năm phân tích, thì nên so sánh với các năm trước. Việc so sánh theo thời gian sẽ thấy rõ tình hình biến động của các tiêu chí nghiên cứu. Qua đó có sự đánh giá có hệ thống về tình hình sản xuất, kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế.
Thứ hai, cần xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm riêng theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề để việc so sánh có tính tương đồng giữa các DN có cùng ngành
nghề, cùng lĩnh vực, bởi lẽ nếu lấy một chuẩn chung để so sánh, đánh giá, lựa chọn đối tượng thanh tra thì không phản ánh đúng bản chất của tiêu chí lựa chọn do sự khác biệt về đặc điểm sản xuất, kinh doanh của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ví dụ: trong ngành xây dựng công nợ phải thu thường rất lớn, khác với ngành thương mại, không thể áp chung một thang điểm, mức chuẩn để nhận xét khoản nợ phải thu của DN xây dựng là quản lý công nợ kém còn của DN thương mại là quản lý tốt. Tương tự, trong ngành ngân hàng tiêu chí nợ xấu khác với ngành sản xuất, xây dựng cơ bản. Tiêu chí chi phí trên doanh thu của ngành sản xuất khác ngành thương mại. Tiêu chí định mức tiêu hao nguyên vật liệu của ngành vận tải khác ngành sản xuất. Thêm vào đó, việc sử dụng chuẩn chung để so sánh còn phải tính đến sự biến động theo quy mô kinh doanh của người nộp thuế (tức là cần phải xác định một bộ tiêu chí chung theo quy mô) vì quy mô kinh doanh cũng có tác động không nhỏ đến các chỉ số nghiên cứu. Tác động của địa bàn kinh doanh đặc thù cũng cần tính đến khi xây dựng chuẩn chung để so sánh, đánh giá các tiêu chí sử dụng để thanh tra người nộp thuế, bởi vì địa bàn kinh doanh đặc thù có ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn như, chi phí vận tải của DN ở địa bàn miền núi thường cao hơn DN cùng lĩnh vực ở địa bàn đồng bằng.
Thứ ba, điều chỉnh cách xác định tiêu chí “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”. Bản chất của việc sử dụng tiêu chí “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” trong hoạt động thanh tra người nộp thuế của CQT là để nắm được tình hình tài chính của người nộp thuế, đánh giá phần nào sự lành mạnh và “sức khỏe” về tài chính của người nộp thuế. Yếu tố này giúp CQT xác định mối liên hệ về khả năng tài chính của người nộp thuế với tình trạng nợ thuế của người nộp thuế (nếu có). Tiêu chí này cũng giúp đánh giá phần nào tình hình sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế trong tương quan với số thuế mà người nộp thuế kê khai với CQT. Hướng hoàn thiện tiêu chí này là cần bổ sung thêm yếu tố “Tài sản ngắn hạn khác” ở phần tử số của công thức xác định tiêu chí, bởi vì rất nhiều người nộp thuế che giấu nội dung kinh tế các hoạt động khác vào chỉ tiêu này.
Việc thống kê thiếu “Tài sản ngắn hạn khác” sẽ làm cho tiêu chí khả năng thanh toán nhanh không được chính xác. Điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác hệ số khả năng thanh toán nhanh của người nộp thuế.
Thứ tư, điều chỉnh tên và cách xác định tiêu chí “Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất”. Tên tiêu chí này nên sửa thành “Số thuế truy thu tuyệt đối và phạt vi phạm hành chính của kỳ thanh tra gần nhất”. Bằng việc sửa đổi tên như trên, nội dung số liệu thống kê để tính toán vào tiêu chí này không chỉ là số thuế truy thu do kê khai thiếu hoặc do trốn thuế, mà còn bao gồm thêm các khoản tiền chậm nộp, tiền phạt khai thiếu thuế và tiền phạt hành chính do trốn thuế của người nộp thuế. Lý do của đề xuất này là, với việc mở rộng thêm số liệu thống kê như trên, tiêu chí này sẽ cho thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng trong sai phạm của người nộp thuế, thấy rõ hơn mức độ thất thu của NSNN nếu như sai phạm của người nộp thuế không được phát hiện qua thanh tra thuế.