Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước với cơ quan thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 157)

- Thông tin thu thập từ

4.3.1.Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước với cơ quan thuế

= Tổng doanh thu thuần

4.3.1.Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước với cơ quan thuế

Quản lý thuế là nhiệm vụ chính của cơ quan thuế nhưng không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan thuế mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có liên quan. Trên phương diện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra

thuế đối với DN, việc phối hợp là nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra thuế; cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá rủi ro về thuế. Cụ thể như sau:

Phối hợp giữa các cơ quan thanh tra cùng cấp

CQT cần xây dựng quy chế phối hợp công tác và công nhận kết quả thanh tra về thuế giữa các cơ quan thanh tra cùng cấp để tránh chồng chéo và tiết kiệm chi phí và thời gian thanh tra.

Hiện nay, việc thanh tra chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra hầu như đã được loại trừ do cơ quan thanh tra các cấp đã thực hiện tương đối tốt việc thông báo kế hoạch thanh tra hàng năm. Tuy nhiên, việc thông báo kế hoạch thanh tra của các cơ quan thanh tra cấp trên (Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ) và Kiểm toán Nhà nước cho CQT nhiều khi chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra của CQT. Mặt khác, do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mục đích của các cơ quan thanh tra là khác nhau nên cách tiếp cận nội dung thanh tra về thuế đối với DN nhiều khi không đồng nhất. Vì vậy, nhiều trường hợp, ngành Thuế vẫn phải tiến hành thanh tra lại DN để xác định chính thức nghĩa vụ thuế của DN.

Với hệ thống thanh tra chuyên ngành tài chính và thanh tra nhà nước: thanh tra thuế ngoài việc đảm bảo tính độc lập tương đối của mình với các cơ quan thanh tra này vẫn phải đặt dưới sự chỉ đạo của cấp trên và sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính và Thanh tra Nhà nước. Sự chỉ đạo của các cơ quan thanh tra này đối với thanh tra thuế chỉ đơn thuần là về mặt nghiệp vụ thanh tra, về sự phối hợp tổ chức thanh tra. Thanh tra thuế phải báo cáo kế hoạch thanh tra hàng năm cho các cơ quan thanh tra này nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp về đối tượng thanh tra, đồng thời cũng có thể tham gia các đoàn thanh tra liên ngành với các cơ quan này khi có các vụ việc thanh tra cụ thể liên quan đến DN, khi có yêu cầu.

Ngành Thuế phải chủ động, phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra có chung đối tượng để xây dựng quy chế phối hợp, chuẩn hoá các nội dung về thanh tra thuế, tách bạch rõ trách nhiệm của từng cơ quan thanh tra với kết luận thanh tra thuế. Quy chế phối hợp cần được thông báo để các cơ quan có liên quan có thể

tìm hiểu thuận lợi, các cơ quan thanh tra và CQT có thể thông báo cho nhau kế hoạch thanh tra để có thể phối hợp thành đoàn công tác chung, công nhận và sử dụng, thực hiện các kết luận thanh tra của nhau nhằm tránh thanh tra trùng, giảm phiền hà cho DN và tiết kiệm chi phí, thời gian của hệ thống ngành thanh tra.

Phối hợp với các cơ quan ban ngành khác

Cần đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ của CQT và các cơ quan ban ngành khác tại địa phương trong việc thanh tra DN. Ngành Thuế cần sớm nghiên cứu phối hợp với các cơ quan ban ngành khác: Hải quan, Tài nguyên và môi trường, Quản lý thị trường, các tổ chức tín dụng, Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, Công an và các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến DN nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu thuế và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Do địa bàn hoạt động của DN rất rộng và họ có liên quan tới nhiều đối tượng và các cơ quan Nhà nước khác, nên để hoạt động thanh tra thuế đạt được hiệu quả, CQT cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý trên. Cụ thể là:

Cơ quan tài chính: Khi phát hiện DN có hành vi vi phạm pháp luật thuế, Luật Đất đai, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Pháp lệnh phí, lệ phí và các chính sách thu hiện hành, cơ quan tài chính phát hiện và thông báo cho CQT để thanh tra, xử lý ngay các hành vi vi phạm theo quy định.

Cơ quan công an: CQT phối hợp với cơ quan công an phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ trốn, lậu thuế. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế ngoài thẩm quyền của thanh tra thuế cần phải điều tra làm rõ thì CQT cần chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, phối hợp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan tài nguyên môi trường: Trong quá trình quản lý các nguồn thu từ đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường phát hiện DN sử dụng đất chưa đúng, không đủ năng lực (vốn, tài sản…) để thực hiện dự án thì có văn bản đề nghị CQT phối hợp thanh tra việc sử dụng đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của DN.

Cơ quan khoa học và công nghệ: Khi có đơn tố giác, khiếu nại về các hành

vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa (gian lận thương mại) và có yêu cầu của một trong hai bên, CQT và Sở khoa học và công nghệ phải tập trung nghiên cứu, tổ chức thanh tra việc xử lý theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, quyền hạn của mỗi ngành.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 157)