Giao chức năng điều tra cho CQT để nâng cao hiệu lực của quyết định thanh tra thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 160)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

4.3.3. Giao chức năng điều tra cho CQT để nâng cao hiệu lực của quyết định thanh tra thuế

định thanh tra thuế

Thời gian qua, một bộ phận người nộp thuế (NNT) cố tình trốn thuế, gian lận, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi; hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một đơn vị, cá nhân mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân, ở các địa phương trong phạm vi một nước, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu như cơ quan thuế (CQT) không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào NSNN, bảo đảm chống thất thu NSNN có hiệu quả, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Để nâng cao tính tuân thủ của NNT, cần thiết phải trao chức năng điều tra, khởi tố vụ án hành chính thuế cho cơ quan thuế các lý do sau đây:

- Do phát sinh nhiều các hành vi sai phạm về thuế lớn của NNT. - Do những bất cập của thanh tra, kiểm tra thuế hiện tại.

- Do tình trạng DN bỏ địa chỉ kinh doanh tràn lan khó kiểm soát. - Do tình trạng chuyển giá thời gian qua đang ở mức báo động. - Do những lợi thế khi ngành Thuế được giao chức năng điều tra.

Ngoài ra, việc trao chức năng điều tra cho cơ quan thuế xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế về thuế.

Trước tình trạng gian lận về thuế khá phổ biến, ngày càng nghiêm trọng, Quốc hội nên giao nhiệm vụ điều tra vi phạm luật thuế cho CQT. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, đang được nhiều nước áp dụng. Trong những trường hợp có hiện tượng gian lận, trốn thuế với quy mô lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính tuân thủ pháp luật thuế, có liên quan đến nhiều đối tượng nộp thuế trong và ngoài nước thì đòi hỏi phải thực hiện công tác điều tra thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm

Đề nghị này nhằm trang bị cho CQT có nhiều chức năng, biện pháp điều tra để tiến hành cuộc điều tra từ khi phát hiện có hành vi trốn thuế đến khi có phán quyết cuối cùng. Tất nhiên CQT chỉ được tiến hành điều tra thuế trong các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm cũng như tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Việc bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra cho cơ quan thuế là cần thiết nhằm phát hiện và xử lý truy thu kịp thời tiền thuế trốn, tiền thuế bị chiếm đoạt vào ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Khi được giao chức năng điều tra thuế, thanh tra thuế cần phải đẩy mạnh thu thập thông tin tình báo thuế liên quan từ các nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài để sàng lọc DN đưa vào diện thanh tra. Nguồn thông tin nội bộ thu thập từ các ứng dụng hệ thống của ngành Thuế (các tờ khai thuế, lịch sử tuân thủ DN, các thông tin tài chính khác). Nguồn thông tin bên ngoài thu thập từ các ngân hàng, khách hàng, đối tác, chủ thể quản lý của DN (thông tin lãi tiền vay, cổ tức, và các khoản chi trả cho DN). Bên cạnh đó, nguồn thông tin có thể lấy từ dịch vụ công hoặc bằng cách sử dụng yêu cầu thông tin chính thức từ các cơ quan Nhà nước như: kho bạc, hải quan, công an, chính quyền địa phương... Tuy

nhiên, thanh tra thuế cần phải kiểm soát chi phí khi tập hợp dữ liệu từ nguồn bên ngoài so với lợi ích tiềm năng thu được để đảm bảo tính hiệu quả của thanh tra.

Cần quy định cụ thể đối tượng, thẩm quyền, nội dung, phạm vi, thời gian trong điều tra vi phạm pháp luật về thuế, khắc phục và tránh tình trạng hình sự hoá quan hệ kinh tế. Khi điều tra thuế phát hiện sai phạm đến mức phải truy cứu tránh nhiệm hình sự, thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ sang cho cơ quan chức năng để thụ lý, điều tra. Cơ quan điều tra về thuế chỉ được xử phạt hành chính, cưỡng chế nộp thuế; có quyền ra lệnh cho cơ quan chức năng phong toả tài khoản... niêm phong tài sản, nhưng không được niêm phong nhà ở và một số loại tài sản khác mà luật quy định.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)