- Thông tin thu thập từ
= Tổng doanh thu thuần
4.1.3. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế thời gian tớ
Những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế cũng như kinh nghiệm quản lý rủi ro trong thanh tra thuế ở một số nước trên thế giới, nhất là từ thực trạng về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 là cơ sở lý luận và thực tiễn để đặt ra những yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng thanh tra thuế ở Việt Nam. Để hoàn thiện áp dụng quản lý rủi ro, tác giả luận án cho rằng ngành Thuế phải đảm bảo các yêu cầu: xác định toàn diện về các tiêu chí phân loại rủi ro trong thanh tra thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, đồng bộ về DN, tăng số lượng DN được thanh tra hàng năm theo rủi ro, tổ chức bộ máy quản lý rủi ro thanh tra thuế theo hướng tận dụng, phát huy tối đa nguồn lực hiện có...
Như vậy, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế phải đạt được mục tiêu chất lượng là: hạn chế trốn tránh, gian lận thuế, truy thu đủ số thuế trốn, thuế thiếu vào NSNN, giảm chi phí quản lý cho ngành Thuế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thu thuế là cơ sở thúc đẩy hiện đại hóa và cải cách hành chính thuế, đồng thời giảm phiền hà cho DN, và giảm chi phí tuân thủ của DN, khuyến khích DN tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Nếu không nâng cao được chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra thuế thì mục tiêu của áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế sẽ không đạt được.
4.1.3. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế thời gian tới tra thuế thời gian tới
Để hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong thanh tra thuế đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với thực tiễn và xu hướng cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính nói chung, lĩnh vực thuế nói riêng việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về tính toàn diện: Để xem xét, so sánh, đánh giá và có các giải pháp toàn diện đối với công tác quản lý thuế, các tiêu chí được xác định và hệ
thống các chỉ tiêu áp dụng trong thanh tra thuế được xây dựng phải trên cơ sở bao quát đầy đủ các mặt hoạt động có liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế của DN và hoạt động của cán bộ thuế, cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý thuế. Nếu hệ thống chỉ tiêu áp dụng trong thanh tra thuế được xây dựng không đáp ứng được yêu cầu này thì có thể gây ra sự nhìn nhận phiến diện, méo mó, không đúng trọng tâm làm cho việc đánh giá không chính xác, các biện pháp quản lý thuế được đưa ra áp dụng sẽ không có hiệu quả. Hoạt động thanh tra thuế liên quan đến nhiều DN khác nhau; các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau; các khoản thu nhập và tài sản được tạo lập và lưu giữ trong xã hội. Do vậy, việc xem xét, đánh giá hoạt động thanh tra thuế cần được xem xét trên rất nhiều góc độ khác nhau một cách toàn diện.
- Yêu cầu về tính hợp lý: Hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN không chỉ cần bao quát đầy đủ, toàn diện các khía cạnh của việc chấp hành pháp luật thuế, mà còn cần phù hợp với thực tiễn về khả năng áp dụng các chỉ tiêu thanh tra, khả năng về kỹ thuật, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế; phù hợp với trình độ, nhận thức của DN và phong tục, tập quán, thói quen của DN ở các địa phương khác nhau. Do đó, hệ thống chỉ tiêu áp dụng trong thanh tra thuế bên cạnh tính toàn diện còn cần đảm bảo tính hợp lý. Nếu các chỉ tiêu xây dựng không phù hợp, không sát thực với khả năng thực tiễn thì hiệu quả thanh tra và thực thi các nội dung công việc sẽ không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Tính hợp lý của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu còn thể hiện ở tính kế thừa và tính phát triển của chỉ tiêu. Cụ thể, các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu hoạt động thanh tra phải xác định vừa đảm bảo kế thừa được những kết quả, hiệu quả đã đạt được vừa đảm bảo tính tiên tiến, thể hiện mục tiêu cần đạt được của quản lý thuế.
- Yêu cầu về tính cụ thể, rõ ràng, dễ xác định: Khi xây dựng hệ thống các chỉ tiêu áp dụng trong thanh tra thuế theo các tiêu chí lựa chọn, một yêu cầu đặt ra nữa là các chỉ tiêu đó phải đảm bảo cụ thể, rõ ràng, dễ xác định, dễ nhìn nhận, đánh giá và dễ thực hiện. Nếu tiêu chí lựa chọn và việc xác định mức độ thực hiện chỉ tiêu theo tiêu chí đó quá phức tạp, phải mất rất nhiều thời gian để phân
tích để thực hiện thì sẽ làm ảnh hưởng hiệu quả thanh tra thuế và quản lý thuế. Với sự phức tạp, đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đối tượng của thanh tra thuế, việc xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đảm bảo được yêu cầu này không đơn giản nhưng rất cần thiết.
- Yêu cầu về tính đồng bộ: Tính đồng bộ của hệ thống chỉ tiêu sử dụng
trong thanh tra thuế đòi hỏi các chỉ tiêu được xây dựng và ban hành phải phù hợp với các tiêu chí của quản lý thuế nói chung, với các yêu cầu của quản lý tài chính của DN, với yêu cầu của chế độ hạch toán kế toán và các nguyên tắc khác trong quản lý sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, khi xây dựng các tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong thanh tra thuế cần xem xét đến tính đồng bộ giữa các nội dung quản lý và với các hoạt động quản lý nhà nước khác cũng như với các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng chung của Nhà nước. Tính đồng bộ này giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá, phân tích hiệu quả, kết quả của các nội dung thanh tra thuế được thống nhất với nhau hơn, hài hòa được các mục tiêu của từng nội dung quản lý hướng tới mục tiêu chung của quản lý thuế phù hợp với mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Yêu cầu về tính pháp lý: Tính pháp lý của hệ thống chỉ tiêu áp dụng trong thanh tra thuế được thể hiện ở chỗ hệ thống chỉ tiêu sử dụng phải được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Khi được thể hiện trong các văn bản có giá trị pháp lý cao thì các chỉ tiêu sử dụng trong thanh tra thuế mới được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, có giá trị bắt buộc mọi chủ thể có liên quan trong quá trình thanh tra thuế, nhằm đảm bảo thanh tra thuế có hiệu quả và đúng pháp luật.
Với điều kiện hạn chế về nguồn dữ liệu phân tích, sự hỗ trợ của phần mềm và trình độ của cán bộ thanh tra của các CQT địa phương hiện nay, các tiêu thức đánh giá cần được sử dụng kết hợp với nhau, qua đó nhận định rủi ro thanh tra thuế được chính xác hơn. Khi thực hiện chấm điểm rủi ro theo các tiêu chí để lựa chọn DN đưa vào kế hoạch thanh tra, cần đánh trọng số theo mức độ trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của thanh tra thuế. Theo đó, các nhóm chỉ tiêu được đánh trọng số từ cao đến thấp. Các CQT địa phương cần căn
cứ vào tình hình đặc điểm DN tại địa phương mình, căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu thanh tra hàng năm để tiến hành đánh giá trọng số theo nguyên tắc: Xác định những tiêu chí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến rủi ro đánh trọng số cao; các tiêu chí không quan trọng ảnh hưởng không lớn đến rủi ro đánh trọng số thấp. Ví dụ: các tiêu chí So sánh biến động của tỷ lệ thuế TNDN phát sinh/ doanh thu, tỷ lệ Giá vốn/doanh thu là hai tiêu chí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp đánh trọng số là 2, các tiêu chí còn lại đánh trọng số là 1; tiêu chí loại hình kinh tế (hoặc tiêu chí quy mô DN, tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh…); năm 2013 ưu tiên thanh tra các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các DN có dấu hiệu chuyển giá, các DN thua lỗ, các DN được ưu đãi, miễn giảm thuế được gán trọng số là 2, các loại hình còn lại được gán trọng số là 1…
4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM