Khái niệm rủi ro về thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 34)

Từ khái niệm chung về rủi ro ta có thể suy ra khái niệm rủi ro về thuế:

Rủi ro về thuế được hiểu một cách chung nhất là những sự kiện hoặc hành

vi không tuân thủ cơ chế, chính sách và pháp luật về thuế xảy ra trong thực tế (trong môi trường, hoàn cảnh nhất định nào đó) như không kê khai thuế, không nộp thuế, mua bán hoá đơn chứng từ, hoặc cán bộ thuế không làm đúng quy định... làm ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thuế và số thu vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, hiểu đầy đủ rủi ro về thuế phải hiểu bao quát hai nội dung: (i) Sự kiện, hành vi của các chủ thể trong xã hội liên quan đến thực hiện nghĩa vụ

thuế đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra trong tương lai; và (ii) hệ quả của sự kiện, hành vi có thể là hậu quả không mong muốn: sự không đầy đủ của pháp luật thuế; hành vi vi phạm pháp luật thuế, thất thu thuế….

Trong quá trình xây dựng và chấp hành pháp luật thuế, các sự kiện hoặc hành vi có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế và số thu vào ngân sách nhà nước có thể phát sinh ở tất cả các hoạt động từ xây dựng chính sách, pháp luật thuế, quản lý thu thuế của CQT đến việc chấp hành thuế của người nộp thuế. Cụ thể là:

- Trong xây dựng chính sách, pháp luật thuế: có những yếu tố không

mong muốn phát sinh làm ảnh hưởng tới chính sách thuế, có thể làm sai lệch mục tiêu chính sách, các quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế… làm ảnh hưởng tới kết quả thu thuế vào ngân sách nhà nước và hành vi chấp hành pháp luật thuế của NNT. Những yếu tố không mong muốn đó là nguyên nhân của rủi ro về thuế. Nếu chính sách thuế không bao quát hết các nguồn thu, có quá nhiều ưu đãi thuế do phải giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, nội dung quy định của pháp luật thuế không chặt chẽ sẽ dẫn đến khó thực hiện, thực hiện tuỳ tiện, không kiểm soát được hết các đối tượng, gây thất thu cho NSNN.

- Trong thực hiện pháp luật thuế: quản lý thuế là một hoạt động quản lý,

bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro hoạt động ở từng khâu quản lý thuế do NNT không hiểu hoặc cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế và việc quản lý thuế kém hiệu quả. Cụ thể là:

+ Về quản lý đăng ký thông tin NNT: Rủi ro xảy ra khi CQT không xác định được các đối tượng không đăng ký thuế; hệ thống thông tin quản lý về người nộp thuế không kịp thời.

+ Về quản lý kê khai: CQT xử lý tờ khai không chính xác, không kịp thời; NNT không nộp tờ khai thuế, hoặc nộp chậm tờ khai, hoặc khai sai các tiêu chí trên tờ khai...

+ Về đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế: CQT không thu được đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN, số tiền thuế nợ và số lượng NNT nợ ngày càng tăng, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế không hiệu quả.

+ Về thanh tra thuế: Do tiêu chí lựa chọn chưa hợp lý nên không xác định đúng NNT gian lận, các khu vực, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thường phát sinh các gian lận về thuế để tập trung thanh tra. Do không xác định được đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung thanh tra khi phân tích hồ sơ trước thanh tra nên sẽ lãng phí nguồn lực thanh tra thuế, không kiểm soát được gian lận, không nâng cao được tính tuân thủ của NNT, không thực hiện đúng quy trình thanh tra. Mặt khác, nếu quy trình quản lý thuế không chặt chẽ sẽ làm giảm hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ và nảy sinh tiêu cực trong bộ máy của CQT.

Rủi ro về thuế chủ yếu là mặt bất lợi, hệ quả của nó là Nhà nước bị thất thu về thuế và NNT không tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế thường tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra với trọng tâm là nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT, bảo đảm thu đủ, thu đúng số thuế phải nộp cho Nhà nước.

Khi tìm hiểu về lĩnh vực thuế, chúng ta thường gặp thuật ngữ “gian lận”. Gian lận trong lĩnh vực thuế được hiểu là hành vi vi phạm pháp luật thuế. Do đó, cần phần biệt giữa rủi ro về thuế và gian lận trong lĩnh vực thuế. Điểm khác nhau cơ bản nhất thể hiện ở chỗ rủi ro chỉ là hành vi ở dạng tiềm năng - có khả năng xảy ra vi phạm pháp luật thuế, còn gian lận là hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra trên thực tế - vi phạm đã xảy ra (trốn thuế, buôn bán hóa đơn, khai sai làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, hoàn khống…). Nhưng gian lận và rủi ro trong lĩnh vực này lại có mối quan hệ biện chứng với nhau: gian lận là hình thức biểu hiện khi xảy ra rủi ro, rủi ro là những khả năng xảy ra hành vi gian lận.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)