- Thông tin thu thập từ
= Tổng doanh thu thuần
2.2.6.2. Nhân tố khách quan
a. Hệ thống văn bản pháp luật
Thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra.
Hoạt động thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro có chất lượng, hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào hệ thống văn bản pháp quy liên quan điều chỉnh hoạt động thanh tra thuế. Thanh tra thuế thực hiện quyền kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động khai nộp thuế của DN. Các luật thuế, Luật
Quản lý thuế, Luật Thanh tra là căn cứ điều chỉnh thanh tra thuế, vì vậy, các văn bản pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý sẽ thúc đẩy thanh tra thuế hoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếu các văn bản pháp luật về thanh tra thuế không đầy đủ, không phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, kết quả thanh tra thuế.
Việc có được một hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để việc tuân thủ pháp luật thuế của DN đi vào khuôn khổ, đồng thời giúp DN hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật… Hệ thống chính sách thuế cần phải được thống nhất, nội dung các sắc thuế cần phải rõ ràng minh bạch. Nếu các văn bản pháp luật chồng chéo, có những nội dung mâu thuẫn nhau, quy định không rõ ràng dẫn đến có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và thủ tục quy định rườm rà sẽ gây khó khăn cho thanh tra thuế, các kết luận thanh tra, vì thế, sẽ thiếu sức thuyết phục DN, dễ dẫn đến phản bác, khiếu nại kết luận thanh tra, gây ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả thanh tra thuế.
Chính sách thuế nhất quán, không thiên vị đối với bất kỳ DN nào sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả DN. Chính sách pháp luật nghiêm minh tạo ra sức ép buộc DN chú trọng đến việc hạch toán kinh doanh một cách minh bạch hơn và làm giảm ý đồ không tuân thủ của DN. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm tạo ra kỷ cương trong quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra thuế.
Các văn bản pháp luật là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm quyền và hiệu lực của thanh tra thuế. Quy định về thẩm quyền của thanh tra thuế mạnh sẽ giúp thanh tra thuế tăng tính hiệu lực thi hành. Trong quản lý thuế, thẩm quyền của thanh tra thuế được quy định trong các văn bản pháp lý như Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế và các luật thuế, thẩm quyền của thanh tra thuế bao gồm quy định về quyền thu thập thông tin và chế tài để phát hiện và xử phạt các trường hợp không tuân thủ. Hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra đòi hỏi đội ngũ CBTT phải có thẩm quyền đầy đủ, được phép tiếp
cận thông tin do DN và các đối tượng khác nắm giữ để có thể xác minh được đúng nghĩa vụ thuế của DN. Các văn bản pháp luật cũng quy định chế tài hợp lý để xử phạt và phát hiện những trường hợp không tuân thủ pháp luật thuế.
b. Sựđộc lập trong quản lý rủi ro trong thanh tra thuế
Tính độc lập vốn là một trong những thuộc tính của thanh tra, nó có ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế.
Nếu thanh tra thuế không thể độc lập trong hoạt động của mình, đặc biệt khi chịu sức ép và tác động của các yếu tố chính trị, yếu tố bên ngoài, chỉ đạo, sắp xếp của cấp trên thì hiệu quả, kết quả thanh tra theo quản lý rủi ro sẽ chỉ mang tính hình thức và điều này dẫn đến thanh tra không thể đảm bảo được mục tiêu, ảnh hưởng của mình. Bởi vậy, thẩm quyền của thanh tra thuế trong thi hành các nhiệm vụ càng độc lập thì kết quả thanh tra càng khách quan, minh bạch.
Việc áp dụng phân tích rủi ro trong thanh tra thuế dựa theo các tiêu chí chấm điểm để lựa chọn đối tượng thanh tra hàng năm một cách khách quan giúp thanh tra thuế hạn chế những biểu hiện tiêu cực, quấy rối từ phía một số cá nhân có thẩm quyền làm cho DN không yên tâm kinh doanh và tăng tính khách quan cho thanh tra thuế.
c. Sự phối hợp của các cơ quan có liên quan
Để áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế có hiệu quả cao, trong quá trình tác nghiệp rất cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan như cơ quan ban hành chính sách, hải quan, kho bạc, ngân hàng, cơ quan công an, cơ quan quản lý DN được thanh tra và bên thứ ba (khách hàng, đối tác của DN). Nếu không có sự hợp tác của các cơ quan này thì CQT sẽ không thu thập đầy đủ được thông tin liên quan để ra kết luận thanh tra thuế một cách chính xác, khách quan và dễ bỏ sót sai phạm. Đồng thời, nếu DN biết CQT luôn phối hợp với các cơ quan này trong công tác thanh tra sẽ làm nản ý đồ gian lận, tuân thủ tốt hơn pháp luật thuế. Việc chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong giải quyết công việc giúp làm giảm chi phí, thời gian, công sức trong hoạt động thanh tra.
d. Nhân tốảnh hưởng từ phía doanh nghiệp
Trình độ, ý thức tự giác của DN ảnh hưởng trực tiếp đến sự tuân thủ của DN và ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra thuế. Trình độ DN càng cao, sự hiểu biết pháp luật về thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của DN ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế. Ngược lại, cũng vì sự hiểu biết về pháp luật thuế chưa đầy đủ mà một số DN cố tình có thủ đoạn trốn tránh thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho CQT trong việc phát hiện ra các gian lận qua phân tích rủi ro, vì vậy làm giảm tác dụng, hiệu quả quản lý rủi ro trong thanh tra thuế.