Ban hành quy chế giám sát hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 154)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

4.2.10.1. Ban hành quy chế giám sát hoạt động thanh tra

Quy chế giám sát hoạt động thanh tra được ban hành toàn ngành hoặc có thể được vận dụng theo từng đặc điểm của CQT địa phương, nhưng nội dung chính cần có một số điểm sau đây:

Thứ nhất, đối với việc xây dựng và phân công kế hoạch thanh tra: ngành Thuế cần thống nhất bộ tiêu chí phân loại rủi ro về thuế theo hai tiêu chí tĩnh và động để lập kế hoạch thanh tra; thực hiện phân công số lượng cuộc thanh tra của các đoàn thanh tra dựa trên cơ sở sử dụng tối đa chất lượng nguồn nhân lực thanh tra hiện có.

Thứ hai, thực hiện phân tích rủi ro để xác định phạm vi thanh tra hạn chế, quá trình phân tích có sự tham gia bắt buộc của phó trưởng phòng thanh tra phụ trách trực tiếp đoàn thanh tra và có ý kiến chỉ đạo của trưởng phòng thanh tra để xác định rủi ro trọng yếu phát sinh của DN, trường hợp cần thiết đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Cục. Trong quá trình thanh tra đoàn thanh tra

phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Các yêu cung cấp thông tin phải được lập thành phiếu và trưởng đoàn thanh tra là người đại diện lập phiếu; Nhật ký cuộc thanh tra được lập theo đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi sổ nhật ký đoàn thanh tra; Xử lý kết quả thanh tra tại trụ sở DN, các nội dung vướng mắc trong quá trình thanh tra: đoàn thanh tra lập tờ trình dự thảo biên bản thanh tra, dự thảo ban hành kết luận thanh tra trình lãnh đạo phòng thanh tra, Lãnh đạo CQT. Những ý kiến, yêu cầu trong quá trình phê duyệt của lãnh đạo bộ phận thanh tra đều được ghi nhận tại Tờ trình.

Thứ ba, ban hành “Thư ngỏ thanh tra gửi DN” với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực thanh tra có chất lượng, văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử; liêm chính và có tính kỷ luật trong khi thực thi nhiệm vụ. CQT yêu cầu các đoàn thanh tra khi tiến hành công bố quyết định thanh tra sẽ chuyển “Thư ngỏ” của CQT tới DN. Tại thư ngỏ có địa chỉ và số điện thoại để DN có thể gửi ý kiến phản hồi về CQT. Đây là một thông điệp quan trọng gửi DN thể hiện sự dân chủ trong hoạt động thanh tra, tôn trọng ý kiến của DN và mong muốn nhận được thông tin hai chiều nhằm giúp CQT quản lý tốt hơn hoạt động thanh tra, cán bộ thanh tra, tránh tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động thanh tra làm giảm uy tín, hình ảnh của CQT. Trong quá trình tổ chức thực hiện giám sát, CQT cần xem xét bình chọn các cá nhân và đoàn thanh tra thực hiện tốt quy trình để tuyên dương nhằm nhân rộng gương điển hình và phát huy trong toàn ngành. Quy chế giám sát được từng CQT tổng hợp đánh giá hàng năm để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)