Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 58)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

2.2.6.1. Nhân tố chủ quan

a. Nguồn thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp

Cơ sở dữ liệu tập trung là nền tảng thông tin quan trọng giúp CQT có thể tập hợp một hệ thống dữ liệu đầy đủ, thuận tiện cho công tác phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra, giúp cho CBTT thuận tiện trong việc truy lần, truy xuất những dữ liệu quan trọng trong quá trình thao tác nghiệp vụ thanh tra.

Quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế hiện đại áp dụng phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro từ hệ thống thông tin chủ yếu về DN của CQT. Yêu cầu của nguồn thông tin, dữ liệu tập trung là phải đảm bảo cung cấp cho bộ phận liên quan khai thác, sử dụng hiểu rõ DN, nắm được toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình khai nộp thuế và lịch sử tuân thủ, lịch sử thanh tra của DN. Bộ phận thanh tra tiến hành phân loại DN trong kế hoạch thanh tra của mình theo mức độ rủi ro về thuế và về mức độ tín nhiệm của DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước...

Thông tin là cơ sở để quản lý DN về mặt Nhà nước và góp phần phân tích dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, nguồn thu, ảnh hưởng của chính sách thuế đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở nắm bắt được thông tin về DN, CQT khắc phục được tình trạng thanh tra tràn lan, gây phiền hà cho DN, đặc biệt đối với những DN chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Vì vậy, có thể khẳng định, thông tin về DN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thanh tra thuế. Không có thông tin, dữ liệu đầy đủ CQT sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thanh tra DN.

b. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị cơ sở vật chất của cơ quan thuế.

Trong quy trình thanh tra hiện đại, tất cả các công việc của thanh tra thuế từ phân tích nhận dạng rủi ro, xếp hạng rủi ro, kiểm tra rủi ro đến việc thanh tra

rủi ro tại DN đều phải có sự hỗ trợ của công nghệ máy tính. Mức độ thành công của công tác thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào mức độ ứng dụng công nghệ máy tính hỗ trợ cho công tác thanh tra.

Cơ sở vật chất (trang thiết bị, công nghệ) đầu tư cho thanh tra cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất, hiệu quả của quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. Trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu khiến CBTT thuế gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp, thời gian quản lý rủi ro trong thanh tra sẽ bị kéo dài, kết quả phân tích rủi ro sẽ thiếu chính xác.

c. Chất lượng hoạt động giám sát sau phân tích rủi ro

Hiệu quả của quản lý rủi ro sau thanh tra phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý kết quả sau thanh tra nhằm đảm bảo tiền thuế được nộp vào NSNN đầy đủ và kịp thời, DN chấn chỉnh hành vi sai phạm. Việc giám sát kết quả phân tích sau thanh tra không chỉ đánh giá được mức độ tuân thủ của DN đối với kết luận thanh tra mà còn thông qua đó đánh giá được mức độ hiệu lực của cuộc thanh tra. Việc giám sát sau thanh tra một mặt vừa có thể kiểm nghiệm lại các dự báo về các dấu hiệu tiềm ẩn ở khâu lập kế hoạch thanh tra, giúp cho khâu lập kế hoạch thanh tra được sát đúng hơn, đồng thời qua đó phát hiện những khiếm khuyết của các khâu quản lý rủi ro trước và trong thanh tra và có biện pháp chấn chỉnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế.

d. Tổ chức bộ máy thanh tra và đội ngũ cán bộ thanh tra

Tổ chức bộ máy thanh tra có vai trò quyết định đến chất lượng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. Việc phân bổ nguồn nhân lực thanh tra theo quản lý rủi ro một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống thanh tra các cấp khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có tác dụng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra thuế. Phân bổ nguồn lực thanh tra thuế hợp lý, bao quát được các đối tượng tiềm ẩn rủi ro và các gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối đa hiệu quả quản lý rủi ro. Ngược lại, phân bổ nguồn lực không phù hợp: cồng kềnh, không chuyên nghiệp, phân định không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm giảm chất lượng phân tích rủi ro. Việc biên chế quá

mỏng nhân sự cho bộ phận phân tích rủi ro trong thanh tra thuế khiến thanh tra thuế sẽ không có đủ nguồn nhân lực để lập kế hoạch, giám sát chất lượng quản lý rủi ro. Mặt khác, nếu chỉ quy định có thanh tra thuế ở cấp Tổng cục Thuế, Cục Thuế mà không có ở cấp Chi cục cũng làm giảm tính răn đe, phòng ngừa đối với DN vi phạm, vì cũng có nhiều Chi cục Thuế được giao quản lý một số lượng lớn DN với quy mô hoạt động và hành vi vi phạm của DN càng ngày càng phức tạp.

Yếu tố con người rất quan trọng, quyết định tới chất lượng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. Không có nguồn nhân lực thanh tra chuyên nghiệp và chuyên sâu với hiểu biết sâu rộng về thuế, kế toán, kỹ năng thanh tra và có phẩm chất đạo đức tốt thì dù CQT có cơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, thanh tra DN có dấu hiệu sai phạm nhiều thì cũng khó có kết quả thanh tra khả quan. Do đó, nguồn CBTT được tuyển chọn và đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thanh tra thuế.

e. Quy trình, thủ tục và phương pháp thanh tra

Quy trình, thủ tục thanh tra thuế có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý rủi ro trong thanh tra thuế: Quy trình, thủ tục thanh tra khoa học, hợp lý sẽ làm cho các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo thanh tra đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian và chi phí, thuận tiện cho CQT và DN. Quy trình, thủ tục thanh tra khoa học giúp hoạt động thanh tra thuế được minh bạch, rõ ràng. Ngược lại, quy trình thanh tra rườm rà, quá nhiều mẫu biểu, nhiều thủ tục khiến cho thời gian thanh tra sẽ bị kéo dài, gây phiền hà cho đơn vị. Do đó, cải tiến quy trình thanh tra thuế sẽ nâng cao được đáng kể chất lượng, hiệu quả thanh tra thuế theo quản lý rủi ro.

Phương pháp thanh tra cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. Nếu lựa chọn phương pháp thanh tra không phù hợp, CQT sẽ không đạt được hiệu quả thanh tra theo quản lý rủi ro như mong muốn. Nếu CQT chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp thanh tra thuế sẽ cho ra kết quả không đầy đủ, mà phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp. Nếu không căn cứ vào tình hình, đặc thù sản xuất kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của từng DN mà áp dụng máy móc phương pháp thanh tra theo trình tự sẽ dẫn đến bỏ sót,

thanh tra không trúng, không đúng và sẽ không đủ thời gian thanh tra, dẫn đến chất lượng, hiệu quả thanh tra thấp. Do đó, để thanh tra thuế theo quản lý rủi ro đạt được chất lượng, hiệu quả, CBTT cần xem xét, bàn bạc rất kỹ phương pháp thanh tra cho phù hợp, khoa học, tránh gây phản ứng của DN để vẫn đạt được kết quả cao nhất.

Hiện nay, CQT đã từng bước chuyển sang áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro. Theo phương pháp này, việc lập kế hoạch thanh tra được tiến hành dựa trên hệ thống các tiêu chí rủi ro để lựa chọn DN có rủi ro cao về thuế đưa vào diện thanh tra. Thông thường nếu chọn đúng DN có rủi ro cao thì hiệu quả thanh tra sẽ cao và ngược lại. Nếu tiến hành theo phương pháp thanh tra trước đây - lựa chọn kế hoạch thanh tra thủ công, theo kinh nghiệm, CQT sẽ không chọn được đúng DN có rủi ro, dễ bỏ sót những DN có dấu hiệu vi phạm, do đó hiệu quả thanh tra sẽ thấp. Qua phân tích thông tin DN, bộ phận thanh tra sẽ đề xuất cụ thể về nội dung, đối tượng và phạm vi thanh tra; khái quát những đề xuất này trong quyết định thanh tra và cụ thể hóa trong đề cương, kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra, trình người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu này là yêu cầu rất quan trọng trong việc đảm bảo triển khai thực hiện cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải về nội dung và không bị kéo dài về thời gian mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với cuộc thanh tra.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)