THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TRA THUẾ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 85)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TRA THUẾ

VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TRA THUẾ

Như đã nêu trong mục Mở đầu của luận án, áp dụng quản lý rủi ro vào công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng ở Việt Nam là một vấn đề khá mới mẻ. Để chuẩn bị cho việc luật hóa và chính thức áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã từng bước thí điểm áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế. Tuy nhiên, việc áp dụng thí điểm chỉ dừng lại ở văn bản nội bộ ngành Thuế chứ chưa quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là, năm 2009, Tổng cục Thuế đã đưa nội dung áp dụng quản lý rủi ro vào Quy trình thanh tra ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 của Tổng cục Thuế. Theo quy trình này, việc xây dựng kế hoạch thanh tra các năm được dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN. Đặc biệt, từ năm 2012, Tổng cục Thuế đã ban hành một số tiêu chí định hướng lựa chọn DN rủi ro có gán điểm cụ thể, thuận tiện trong khâu chấm điểm rủi ro DN để sàng lọc những DN có rủi ro về thuế cao nhất để thực hiện thanh tra thuế.

Trên cơ sở những kết quả đạt được bước đầu từ việc áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN theo Quy trình thanh tra và các văn bản cụ thể trên, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội đưa nội dung áp dụng quản lý rủi ro vào Luật Quản lý thuế. Theo đó, nội dung đề xuất về quản lý rủi ro trong quản lý thuế nói chung và trong thanh tra thuế nói riêng đã được đưa vào Luật. Cụ thể là, ngày 20/11/2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. Luật này có nhiều điểm mới, trong đó, liên quan đến vấn đề áp dụng quản lý rủi ro đã bổ sung khoản 10 vào Điều 5 (Điều giải thích thuật ngữ) của Luật Quản lý thuế như sau: “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả”. Như vậy,

theo quy định của Luật Quản lý thuế, hoạt động quản lý thuế được tổ chức thực hiện trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn phương thức theo mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại đối tượng nộp thuế. Thông tin và dữ liệu trong chương trình quản lý thuế phải bảo đảm phản ánh đúng, đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của DN. Việc lưu giữ thông tin tại các cơ quan quản lý thuế được nêu rõ ràng đầy đủ, việc phân tích, xử lý thông tin và phân loại tình hình chấp hành pháp luật thuế của DN đã có căn cứ định lượng rõ ràng thể hiện tính khoa học. Việc áp dụng quản lý rủi ro vào quản lý thuế là một bước đi tiến bộ, tư duy hành động hiện đại của các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế cũng bổ sung các khoản 4 vào Điều 4 (Điều quy định về nguyên tắc quản lý thuế) của Luật Quản lý thuế như sau:

“Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:

a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;

b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn

đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế”.

Các nội dung cụ thể của Luật Quản lý thuế hợp nhất (Luật Quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012) có liên quan đến thanh tra thuế, kiểm tra thuế đều thể hiện rõ quan điểm áp dụng cơ chế quản lý rủi ro. Cụ thể là:

- Điểm a Khoản 3 Điều 60 quy định 4 trường hợp phải thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn 1 năm đều là những trường hợp có dấu hiệu gian lận rất rõ ràng, tức là có rủi ro cao về thuế.

- Ngoài những trường hợp phải thực hiện kiểm tra sau hoàn trong thời hạn 1 năm theo điểm a nêu trên, Điểm b Khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế quy định: “Việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn mười năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế”.

- Điều 75 Luật Quản lý thuế quy định về nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế. Nguyên tắc thứ nhất quy định: “Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế”. Việc phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế và đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế chính là những việc cụ thể để áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN.

Trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế về áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế, Nghị định 83/2013/NĐ-CP và Thông tư 156/2013/TT- BTC đã quy định chi tiết hơn các nội dung cụ thể để có cơ sở pháp lý đầy đủ đưa việc áp dụng quản lý rủi ro vào thực tiễn quản lý thuế. Thông tư 156/2013/TT-BTC đã dành một điều quy định về quản lý rủi ro (Điều 70). Theo đó, điều này quy định về thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro về thuế; quy định thẩm quyền và trách nhiệm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro về thuế; trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro về thuế và trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế và trong thanh tra thuế. Khoản 4 Điều 60 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm căn cứ quy định về quản lý rủi ro đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế để thực hiện hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ trong quản lý thuế và lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế”.

3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2014

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)