Hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 135)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế

ĐỘNG THANH TRA THUẾĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế hoạt động thanh tra thuế

Hành lang pháp lý là cơ sở pháp lý để thực hiện mọi hoạt động quản lý, trong đó có quản lý thuế. Hành lang pháp lý hoàn thiện tạo nền tảng vững chắc cho việc áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN. Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, nâng cao hiệu quả thanh tra thuế. Để giảm thiểu rủi ro thuế và nâng cao tính tuân thủ của DN thì hệ thống chính sách, pháp luật thuế cần phải được điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt được các yêu cầu sau: thống nhất, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu không phân biệt các thành phần kinh tế; hệ thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính pháp lý cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế.

Kiến nghị sửa đổi một số nội dung của các văn bản pháp luật liên quan đến thanh tra thuế thời gian tới như sau:

Thứ nhất, để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thanh tra thì các bộ, ngành trong thời gian tới cần phải rà soát, đánh giá lại các văn bản pháp luật có quy định về thanh tra thuộc thẩm quyền của mình để tiến hành việc sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay đối với thanh tra. Cần

tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan tới thẩm quyền thanh tra DN nhà nước, công khai kết luận thanh tra… giám sát trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, đối với chế độ, chính sách cho những người được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (trong đó có thanh tra thuế), các cơ quan Nhà nước có liên quan, nhất là Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, cần phải nghiên cứu, quy định cụ thể, bảo đảm chính sách, chế độ của đội ngũ cán bộ này tương tự như các Thanh tra viên, vì thực chất họ vẫn đảm nhận việc thanh tra như trước đây và như ngạch thanh tra viên. Cần có văn bản quy định công chức thanh tra chuyên ngành là ngạch công chức đặc thù tương tự như ngạch Thanh tra viên.

Thứ ba, đối với các quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, nhất là các quy định liên quan tới hoạt động của Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra hoặc việc thực hiện một số quyền trong hoạt động thanh tra, trong đó có thanh tra thuế.

Thứ tư, cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý thuế để tạo

điều kiện thuận lợi cho áp dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế đối với DN. Cụ thể là:

- Luật Quản lý thuế sửa đổi có bổ sung trường hợp DN được CQT cho nộp dần tiền nợ thuế trong thời gian không quá 12 tháng, tuy nhiên, đi kèm theo điều kiện phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng gây khó khăn cho DN. Về việc bổ sung các nguyên tắc phân tích rủi ro chưa thể hiện được rõ ràng, thiếu quy định chung về phân loại rủi ro DN nên thanh tra thuế gặp nhiều lúng túng khi thực hiện. Cần quy định rõ trong Luật Quản lý thuế về DN nhỏ và vừa được khai thuế theo tháng hay quý bằng việc dựa vào số thuế phát sinh, số phải nộp và số còn được khấu trừ để thanh tra thuế để có căn cứ xác định, xử lý DN.

- Kiến nghị bổ sung các biện pháp cưỡng chế thuế hiệu quả như kê biên tài sản, nếu CQT không thu hồi kịp thời sẽ bị NNT gian lận tẩu tán tài sản, do đó không thu hồi được nợ thuế. Mức xử phạt hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế sửa đổi là không đủ sức răn đe, vì vậy kiến nghị các cơ quan ban hành chính sách cần phải tăng mức phạt này lên cao hơn nữa để tránh tình trạng chây ỳ, trốn tránh của NNT. Mặt khác, biện pháp cưỡng chế thuế theo

quy định về thời hạn cưỡng chế là 90 ngày là khó thực hiện, không linh hoạt nên khó thu hồi được thuế vì phần lớn các trường hợp này đều là DN chây ì hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Do vậy, nếu áp dụng tuần tự các biện pháp cưỡng chế thì khó mà thu hồi được, chưa kể CQT phải mất thời gian xác minh, trong khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế. Đến lúc làm xong tuần tự các bước thì đối tượng đã bỏ trốn, hoặc tài sản đã được tẩu tán hết không kê biên được.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)