- Thông tin thu thập từ
= Tổng doanh thu thuần
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế
-Chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ của DN: Chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ của DN tốt thì rủi ro tuân thủ thuế của DN thấp và ngược lại. Tuy nhiên, chất lượng này cao đến mức độ nào thì lại không thể đo lường trực tiếp bằng con số được.
-Chất lượng bộ máy kế toán của DN: Chất lượng của bộ máy kế toán DN càng tốt thì rủi ro về thuế càng thấp, những sai sót không đáng có trong kê khai, tính thuế càng thấp và ngược lại.
Các tiêu chí định tính đánh giá rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN tuy không đo lường cụ thể bằng con số nhưng có thể yêu cầu DN cung cấp thông tin, thu thập thông tin qua công tác phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc điều tra xã hội học.
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế thanh tra thuế
2.2.5.1. Các tiêu chí định lượng
Kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thể hiện ở việc giúp phát hiện đúng đối tượng có rủi ro về thuế, giảm bớt thời gian thanh tra mà vẫn phát hiện sai sót hoặc gian lận thuế. Điều này thể hiện ở các tiêu chí định lượng sau đây:
- Tỷ lệ số DN phát hiện có gian lận thuế so với tổng số DN được lựa chọn thanh tra theo quản lý rủi ro:
Cách xác định:
Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, trên phương diện có xác định đúng đối tượng có gian lận hay không. Tỷ lệ này đạt 100% là tốt nhất, nó chứng tỏ việc lựa chọn DN để thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro là đúng đắn. Tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn đối tượng thanh tra chưa tốt, chưa phù hợp.
- Tỷ lệ số DN phát hiện có gian lận thuế khi lựa chọn thanh tra theo ngẫu nhiên, không lựa chọn trên cơ sở quản lý rủi ro:
Cách xác định:
Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro để đánh giá về những DN không lựa chọn thanh tra theo quản lý rủi ro có đúng hay không. Tỷ lệ này đạt 0% là lý tưởng, nó chứng tỏ việc không lựa chọn những DN này để thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro là đúng đắn, tuy nhiên khả năng này rất thấp. Tỷ lệ này thấp thể hiện sự lựa chọn không thanh tra những DN này là đúng đắn, kết quả áp dụng quản lý rủi ro tốt.
- Số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra trên cơ sở lựa chọn theo quản lý rủi ro:
Tỷ lệ DN phát hiện có gian lận thuế so với tổng số DN được
lựa chọn thanh tra theo quản lý rủi ro
=
Số DN bị phát hiện có gian lận thuế Tổng số DN được lựa chọn thanh tra theo quản lý rủi ro
x 100%
Tỷ lệ DN được lựa chọn thanh tra ngẫu
nhiên, phát hiện có gian lận thuế = Số DN bị phát hiện có gian lận thuế Tổng số DN được lựa chọn thanh tra ngẫu nhiên (không chọn theo quản lý rủi ro)
Cách xác định:
Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trên phương diện có xác định đúng đối tượng có gian lận lớn hay không. Số thuế truy thu bình quân càng cao chứng tỏ lựa chọn DN để thanh tra theo quản lý rủi ro là tốt. Tất nhiên, nó cũng phản ánh kết quả công tác thanh tra tốt và cũng phản ánh mức độ tuân thủ ở những DN này thấp.
- Số thuế thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra khi lựa chọn ngẫu nhiên không theo quản lý rủi ro:
Cách xác định:
Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, trên phương diện có xác định đúng đối tượng có gian lận thuế hay không. Số thuế truy thu bình quân càng thấp chứng tỏ việc không lựa chọn những DN này để thanh tra là đúng, và việc áp dụng quản lý rủi ro trong trường hợp này là đáp ứng được yêu cầu trong việc lựa chọn đối tượng thanh tra.
- Thời gian trung bình một cuộc thanh tra khi áp dụng quản lý rủi ro: Cách xác định:
Số thuế truy thu bình quân một
DN trên sơ sở lựa chọn theo quản lý rủi ro
=
Tổng số thuế truy thu được của DN lựa chọn thanh tra theo quản lý rủi ro trong kỳ (quý/năm) Tổng số DN được lựa chọn tiến hành thanh tra
theo quản lý rủi ro trong kỳ (quý/năm)
Số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh
tra trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên, không chọn
theo quản lý rủi ro
=
Tổng số thuế truy thu qua T.Tra DN được lựa chọn ngẫu nhiên, không chọn theo QLRR Tổng số DN được lựa chọn thanh tra ngẫu
nhiên
Thời gian trung bình một cuộc thanh tra khi áp
dụng quản lý rủi ro =
Tổng số thời gian các cuộc thanh tra thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro
Ý nghĩa của tiêu chí: Phản ánh kết quả áp dụng quản lý rủi ro trên phương diện làm tăng năng suất lao động. Tiêu chí này càng thấp càng tốt.
2.2.5.2. Các tiêu chí định tính
Các tiêu chí định tính của kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thường là hệ quả tác động của quản lý rủi ro trong thanh tra thuế mà khó tính toán, đo đếm được. Kết quả định tính của việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế là những tác động có tính xã hội, chính trị đạt được qua một số tiêu chí sau:
- Tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của DN phát hiện qua thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro: Tiêu chí tính chất nghiêm trọng của các hành vi sai phạm của DN được phát hiện qua thanh tra được ước tính thông qua đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của DN được thanh tra.
- Xu hướng thay đổi các hành vi sau thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro: Tiêu chí xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi sau thanh tra được ước tính dựa vào xu hướng tăng, giảm các hành vi vi phạm của DN sau thanh tra qua các năm. Xu hướng các hành vi vi phạm sau thanh tra càng giảm chứng tỏ tính tuân thủ của DN sau thanh tra được cải thiện, tính răn đe phòng ngừa của thanh tra thuế được phát huy tác dụng và ngược lại.
- Xu hướng thay đổi (tăng, giảm) DN tái phạm sau thanh tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro: Tiêu chí xu hướng thay đổi (tăng, giảm) DN tái phạm sau thanh tra được ước tính dựa vào xu hướng NNT đã được thanh tra kỳ trước nay lại tiếp tục lặp lại hành vi sai phạm.
- Mức độ hài lòng của DN đối với công tác thanh tra thuế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro: Áp dụng quản lý rủi ro phải làm cho hiệu quả thanh tra tăng nhưng cũng không được gây phiền hà cho DN. Tiêu chí này có thể được ước tính thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc đánh giá mức độ, tỷ lệ các hồ sơ thanh tra của DN có ý kiến ngược kết luận thanh tra hoặc tỷ lệ các hồ sơ thanh tra, kiểm tra có khiếu nại…