- Thông tin thu thập từ
= Tổng doanh thu thuần
4.2.8. Chuyên môn hóa và kiện toàn bộ máy thanh tra thuế theo quản lý rủi ro
Để thanh tra thuế ở nước ta đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức hoạt động thanh tra ở các cấp theo hướng chuyên sâu chuyên nghiệp. Ở CQT các cấp, bộ phận thanh tra cần được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý, các bộ phận này có thể được hoán đổi nhiệm vụ tuỳ theo mục tiêu quản lý của CQT trong từng thời kỳ nhất định.
Việc chuyên môn hoá hoạt động thanh tra cần được thống nhất ở tổ chức bộ máy thanh tra thuế các cấp. Theo đó, các bộ phận thanh tra nên chia thành các phòng chuyên trách như phòng thanh tra DN lớn, phòng thanh tra DN có quy mô vừa, phòng thanh tra khiếu nại, đơn thư...
Bên cạnh đó, việc thành lập riêng bộ phận thanh tra DN quy mô lớn tại Tổng cục Thuế và Cục Thuế là hết sức cần thiết để thực hiện việc thanh tra thuế đối với DN lớn như các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia... vì dự báo số thuế truy thu sau thanh tra sẽ chủ yếu tập trung ở các DN loại này.
Thông tư số 19/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính đã quy định: “Việc thành lập các Đội thanh tra ở Chi cục Thuế giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ chức năng, địa bàn, đối tượng quản lý và số thu vào ngân
sách nhà nước để quyết định”. Do vậy, Tổng cục Thuế nên sớm thành lập Đội thanh tra tại Chi cục Thuế để thanh tra DN có quy mô vừa thuộc địa bàn Chi cục Thuế quản lý, nhằm giảm tải nhiệm vụ thanh tra cho các Cục Thuế (vì hiện tại nhân sự của các Phòng thanh tra tại các Cục Thuế địa phương đang quá tải, đặc biệt là các Cục Thuế lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...), đồng thời, sẽ làm tăng tỷ lệ DN được thanh tra hàng năm. Đồng thời, cần bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Đội thanh tra ở Chi cục Thuế để bộ phận này sớm hoạt động và phát huy tác dụng tích cực của nó.
Bộ phận thanh tra ở một số Chi cục Thuế (các đội thanh tra thuế) là đơn vị thuộc Chi cục Thuế, thực hiện công tác thanh tra thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến DN thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. Đội thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi Cục trưởng Chi cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra của các Phòng thanh tra thuộc Cục Thuế. Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 500 tỷ đồng trở lên (trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất), hoặc quản lý thuế trên 1.000 DN, cơ cấu bộ máy nên có Đội thanh tra thuế.
Định hướng thanh tra thuế theo quản lý rủi ro đòi hỏi bộ máy thanh tra thuế phải được tổ chức theo mô hình chức năng, với việc quy định đầy đủ, rõ ràng, không trùng lắp các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế. Đồng thời có cơ chế phân công, phối hợp cụ thể, rõ ràng giữa các tổ chức, bộ phận trong cơ quan thuế. Với mô hình tổ chức như trên, tổ chức bộ máy thanh tra thuế của CQT sẽ khắc phục được những yếu kém của mô hình tổ chức bộ máy trước đây, góp phần hoàn thiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế.
Bộ phận thu thập, xử lý, phân tích thông tin trong thanh tra thuế rất quan trọng, một số nước biên chế hẳn một bộ phận tình báo thuế trong thanh tra thuế. Bộ phận này có chức năng chuyên trách thu thập thông tin tình báo thuế về các vụ gian lận, trốn thuế nổi cộm. Tình báo thuế rất cần thiết cho thanh tra thuế vì những tin tức mà bộ phận này thu được là nguồn thông tin quan trọng để ngành Thuế tiến hành thanh tra trọng điểm, răn đe phòng ngừa các hành vi trốn-tránh, gian lận thuế nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự quản lý thuế và nền kinh tế.