- Thông tin thu thập từ
= Tổng doanh thu thuần
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam khi áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế
động thanh tra thuế
Qua nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của một số nước thuộc khối OECD nêu trên, những nội dung có thể vận dụng để từng bước nâng cao chất lượng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế ở Việt Nam trong thời gian tới gồm 7 vấn đề dưới đây:
Một là, cần nghiên cứu, áp dụng toàn diện mô hình quản lý tuân thủ trong
quản lý thuế, là cơ sở để triển khai áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong thanh tra thuế.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về DN có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với đó, cần thực hiện đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý và phân tích thông tin cho cán bộ thanh tra thuế.
Ba là, cần hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá, phân tích rủi ro phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng thanh tra thuế; nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp lựa chọn đối tượng thanh tra thuế ngẫu nhiên.
Bốn là, xây dựng, hoàn thiện và trang bị các công cụ hỗ trợ cho cán bộ thanh tra thuế là điều kiện thiết yếu để áp dụng quản lý rủi ro. Đó là các vấn đề như quy trình và sổ tay nghiệp vụ thanh tra; các công cụ điện tử cho phép truy cập cơ sở dữ liệu và kiểm tra các hồ sơ khai thuế của DN trong quá trình thanh tra tại trụ sở của DN; các công cụ sử dụng trực tiếp trên máy tính xách tay đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ của cán bộ thanh tra…
Năm là, cần nghiên cứu, kiện toàn bộ máy thanh tra thuế, theo đó bên cạnh việc xây dựng, kiện toàn mô hình quản lý thuế theo chức năng đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp, có thể đề xuất thành lập thêm một bộ phận chuyên nghiệp đa chức năng để quản lý, thanh tra các DN lớn; nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thu thập, quản lý thông tin về DN, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá rủi ro và đánh giá rủi ro tập trung về DN.
Sáu là, phải chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra thông qua việc nghiên cứu, xây dựng, chuẩn hóa mô hình tiêu chuẩn về năng lực cán bộ thanh tra. Mô hình tiêu chuẩn về năng lực cán bộ sẽ là cơ sở để xây dựng, triển khai kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nguồn lực.
Bảy là, quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo trong tăng cường năng lực quản lý thuế, nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động thanh tra thuế là yếu tố không thể thiếu để nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN.
Tóm lại, chương 2 của luận án đã hệ thống hóa cơ cơ sở lý luận của quản
lý rủi ro trong thanh tra thuế. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy quản lý rủi ro trong thanh tra thuế có những đặc điểm riêng, khác với các khâu khác trong quy trình quản lý thuế. Quản lý rủi ro là một phương pháp quản lý quan trọng trong thanh tra thuế, giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí thanh tra, tăng khả năng phát hiện đúng đối tượng nộp thuế có nhiều rủi ro tiềm ẩn, hạn chế rủi ro trong ban hành kết luận thanh thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống
thất thu thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN. Để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định như: cơ sở dữ liệu về DN cần đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin đạt ở mức cao, và phải có một đội ngũ cán bộ thanh tra có kỹ năng phân tích giàu kinh nghiệm.
Trong quá trình cải cách và hiện đại hóa quy trình quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay, việc chú trọng nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả thanh tra thuế là một nội dung hết sức quan trọng. Trong chương này, luận án đã phân tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro về thuế theo các tiêu chí động và tĩnh. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế cho thấy CQT cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực để thanh tra thuế ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao được vị thế ảnh hưởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật thuế nói chung. Đồng thời, việc tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động, quản lý rủi ro của thanh tra thuế từ các nước tiên tiến, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3