Sự hợp tác của doanh nghiệp được thanh tra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 163)

- Thông tin thu thập từ

4.3.5.Sự hợp tác của doanh nghiệp được thanh tra

= Tổng doanh thu thuần

4.3.5.Sự hợp tác của doanh nghiệp được thanh tra

Để việc quản lý rủi ro trong thanh tra thuế có hiệu quả rất cần phải có sự hợp tác từ phía DN được thanh tra với CQT. Cụ thể như sau:

DN cần kê khai hồ sơ, sổ sách, báo cáo tài chính trung thực, khách quan đối với cơ quan thuế để việc phân tích rủi ro được chính xác. DN cần thực hiện tốt các quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nguồn thông tin thay đổi phải được cung cấp cho CQT chính xác và kịp thời.

DN nên áp dụng phần mềm kế toán thuận tiện, tương thích với một số ứng dụng của CQT để vừa đảm bảo việc nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho CQT khi thanh tra thuế, giúp CBTT khai thác, đồng bộ, lưu trữ số liệu một cách nhanh nhất. Khuyến khích toàn bộ các DN thực hiện kê khai thuế qua mạng để giảm thời gian và chi phí cho DN cũng như CQT, đồng thời CQT cũng thuận tiện trong việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu kê khai để phân tích rủi ro về thuế theo định kỳ.

DN cần có thái độ tích cực hợp tác với CQT trong trường hợp có thanh tra thuế như: cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ cần thiết cho Đoàn thanh tra hoặc có thể dẫn đoàn thanh tra đến khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh. DN có thể đề xuất những ý kiến với Nhà nước thông qua đoàn thanh tra thuế trong những trường hợp cần thiết..

DN cần chủ động, tích cực tìm hiểu, nắm bắt các chính sách, quy định của Nhà nước về thuế, nhất là các thay đổi qua từng thời kỳ, đồng thời nên chủ động trong việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, có ý thức, trách nhiệm xây dựng xã hội, đất nước thông qua nghĩa vụ thuế.

Tóm li, Chương 4 luận án đã đặt ra các yêu cầu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN ở Việt Nam thời gian tới (2015 - 2025) như: phải lựa chọn được DN có rủi ro cao về thuế, có khả năng truy thu nhiều, phát hiện được nhiều hành vi gian lận, trốn thuế, giảm chi phí, thời gian, nhân lực thanh tra… để đảm bảo chất lượng cuộc thanh tra và đạt được mục tiêu chính là hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ số lượng DN được thanh tra hàng năm trên tổng số DN đang hoạt động đạt từ 3 đến 5%.

Từ các yêu cầu đặt ra đối với đổi mới hoạt động thanh tra thuế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế trong thời gian tới như: hoàn thiện hành lang pháp lý; nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý rủi ro trong thanh tra thuế; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro; bổ sung bước đánh giá chất lượng quản lý rủi ro; hoàn thiện hệ thống dữ liệu tập trung; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra; chú trọng công tác phân tích, dự báo; chuyên môn hóa và kiện toàn bộ máy thanh tra; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường giám sát kết quả quản lý rủi ro; tăng cường phối hợp giữa các bộ phận trong CQT; hợp tác quốc tế.

Để đảm bảo các giải pháp trên có tính khả thi, cần thực hiện các giải pháp điều kiện như: tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước với cơ quan thuế; tăng cường trang bị cơ sở vật chất; giao chức năng điều tra cho CQT; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức thanh tra thuế; và cuối cùng là tăng cường sự hợp tác của doanh nghiệp được thanh tra.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy vậy, làm tốt công tác áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra thuế. Bởi vậy, đề tài luận án “Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuếđối với doanh nghiệp ở Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Luận án đã đạt được các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu, làm rõ được tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, đề tài luận án này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. Luận án đã kế thừa những vấn đề lý luận, ưu điểm đã đạt được của các công trình nghiên cứu trước, khai thác các vấn đề chưa được nghiên cứu, đồng thời đã đi theo hướng riêng, hướng mới với những phân tích, biện giải chặt chẽ mang tính biện chứng cao để giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng khoa học, logic và đạt được mục tiêu đề ra của Luận án.

Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế có những đặc điểm riêng. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế là một phương pháp rất quan trọng, giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí thanh tra, tăng khả năng tìm trúng, đúng đối tượng nộp thuế có nhiều tiềm ẩn rủi ro, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế, nhằm đảm bảo DN chấp hành tốt pháp luật thuế và vai trò quan trọng nhất là nâng cao tính tuân thủ của DN. Để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Cũng trong nội dung này, Luận án đã phân tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro về thuế theo các tiêu chí động và tiêu chí tĩnh. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế cho thấy CQT cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực để thanh tra thuế ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao được

vị thế ảnh hưởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật thuế nói chung. Đồng thời, Luận án cũng trình bày được một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế từ các nước tiên tiến, rút ra bài học thiết thực để áp dụng cho Việt Nam là nội dung hết sức có ý nghĩa cho việc đẩy mạnh triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai đoạn 2009 - 2014 bằng phương pháp khảo sát thực tế qua các nội dung: tổ chức bộ máy, các khâu của quy trình thanh tra, hành lang pháp lý của quản lý rủi ro trong thanh tra... Trên cơ sở đó, Luận án đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thể hiện ở kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra DN ở Việt Nam thông qua các tiêu chí kết quả quản lý rủi ro đã nêu ở phần lý luận. Qua đó cho thấy, quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định như: số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra tăng qua các năm, qua thanh tra đã làm giảm số lỗ sai quy định... Kết quả đạt được của quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đã phản ánh nỗ lực của ngành Thuế nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, tăng thu cho ngân sách nhà nước và nâng cao ý thức, hành vi tuân thủ của DN, đạt được những mục tiêu nhất định của quản lý thuế. Bên cạnh những ưu điểm của áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, Luận án đã chỉ ra những tồn tại những hạn chế nhất định như: kết quả phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế; hệ thống tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế chưa được xây dựng hoàn chỉnh... Đồng thời, Luận án phân tích rõ các nguyên nhân chính của những tồn tại đó để có hướng khắc phục trong thời gian tới.

Thứ tư, Luận án đã đưa ra các yêu cầu nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN ở Việt Nam thời gian tới (2015- 2025). Từ các yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nền tảng để thúc đẩy áp dụng quản lý rủi ro thanh tra thuế trong thời gian tới như: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN; nâng cao nhận

thức cho công chức thuế về sự cần thiết phải áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN; hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung về DN; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra thuế; bổ sung bước đánh giá chất lượng quản lý rủi ro vào quy trình thanh tra thuế; đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế... Đồng thời, để đảm bảo các giải pháp trên có tính khả thi, tác giả cũng khuyến nghị cần thực hiện các giải pháp điều kiện để tạo môi trường áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế, trong đó nhấn mạnh một số giải pháp như: Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra thuế; tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan thuế...

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận án, song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả Luận án mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thuế để Luận án được hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 163)