Chuyển đổi phương thức thanh tra thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 64)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

2.3.1.1. Chuyển đổi phương thức thanh tra thuế

Kết quả nghiên cứu mô hình quản lý thuế ở các nước thuộc khối OECD, các nước trong khối áp dụng mô hình quản lý tuân thủ trong quản lý thuế, có 3 xu hướng khi tiến hành thanh tra thuế theo mô hình này, như sau:

Xu hướng chuyển hoạt động thanh tra từ chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang chủ yếu tiến hành thanh tra tại CQT (Mô hình 2.1).

Mô hình 2.1: Mô hình chuyển đổi phương thức thanh tra thuế

Kiểm tra tại cơ quan thuế Thanh tra tại

trụ sở NNT

Kiểm tra tại cơ quan thuế Thanh tra tại

Sự thay đổi này sẽ tăng tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, mở rộng số lượng, trường hợp DN được CQT giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ thuế đồng thời giúp CQT có những sự chuẩn bị tốt hơn, có nhiều thông tin hơn cũng như xác định chính xác hơn phạm vi nội dung khi tiến hành thanh tra tại trụ sở của DN.

Xu hướng chuyển từ lựa chọn đối tượng thanh tra theo diện rộng, nặng về cảm tính, CQT sẽ chuyển sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn khách quan, khoa học, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm (mô hình 2.2). Theo mô hình này, việc lựa chọn đối tượng thanh tra theo ngẫu nhiên, dàn trải và không dựa vào việc phân tích mức độ vi phạm pháp luật thuế của DN sẽ được thay thế bởi một cơ chế lựa chọn đối tượng được thanh tra tập trung vào nhóm DN vi phạm pháp luật thuế.

Mô hình 2.2: Lựa chọn doanh nghiệp tiến hành thanh tra thuế

1. DN có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. 2. DN có dấu hiệu vi phạm.

3. DN dấu hiệu vi phạm ít.

Có thể thấy các DN nằm phía trong các đa giác viền đỏ được lựa chọn thanh tra không chỉ bao gồm toàn bộ các trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, phần lớn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng không nghiêm trọng mà còn có cả một phần nhỏ nhóm chấp hành tốt. Cách lựa chọn đối tượng thanh tra như thế nhằm đảm bảo không có một nhóm đối tượng nào bị bỏ quên, bỏ sót hoàn toàn. Qua đó tránh tình trạng DN buông lỏng việc tuân thủ pháp luật thuế. 1 2 3 1 2 3

Xu hướng chuyển từ thanh tra toàn diện, nội dung thanh tra dàn trải theo các hoạt động kinh doanh, các sắc thuế sang thanh tra theo chuyên đề, theo nội dung vi phạm (mô hình 2.3).

Mô hình 2.3: Nội dung tiến hành thanh tra thuế

Với mô hình chuyển đổi này, chất lượng thanh tra thuế sẽ được nâng lên, đồng thời CQT sẽ không bị rơi vào tình trạng lãng phí các nguồn lực của mình cũng như giảm thiểu gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của DN.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện hiệu quả mô hình tuân thủ thuế cũng như 3 mô hình nêu trên, đặc biệt là để có thể áp dụng mô hình 2.2 và mô hình 2.3, CQT cần đánh giá tương đối chính xác mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN. Nếu coi việc xảy ra hành vi gian lận thuế là một mối rủi ro thì CQT cần xác định được khả năng xảy rủi ro đối với từng DN để lựa chọn chính xác DN cần tiến hành thanh tra. Hơn nữa, sau khi lựa chọn chính xác DN cần thanh tra, kiểm tra, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cán bộ thanh tra, kiểm tra cần xác định chính xác đâu là nội dung vấn đề cần tập trung thanh tra, kiểm tra. Nội dung nào chúng ta có thể tạm thời không quan tâm để phân phối nguồn lực có hạn theo hướng tối đa hóa lợi ích.

Mô hình quản lý trên đã được áp dụng thành công để quản lý DN cũng như công tác thanh tra thuế ở một số quốc gia như Úc, Newzealand, Canada, Pháp, Mỹ… Để áp dụng mô hình này một cách có hiệu quả, CQT của bất kỳ quốc gia nào cũng phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Cần tìm hiểu về tình trạng động cơ tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tuân thủ của DN; CQT cần chắc chắn rằng tất cả các DN phải hiểu đầy đủ về nghĩa vụ thuế và họ phải được đưa đến các cơ hội tuân thủ; Thay vì áp dụng các chiến lược

Các hoạt động kinh tế, các sắc thuế

Các hoạt động kinh tế, các sắc thuế

Nội dung thanh tra dàn

trải Nội dung thanh tra

cưỡng chế thuế như nhiều nước vẫn sử dụng thì sự cưỡng chế phải bắt đầu cơ bản từ việc cung cấp dịch vụ, điều kiện tốt hơn cho DN, tuyên truyền và hỗ trợ nhiều hơn cho DN.

Để tăng cường sự tự nguyện tuân thủ của DN, CQT cần tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia, chính khách và của cả cộng đồng. Bản thân CQT và từng cán bộ thuế cần phải thực sự thay đổi theo hướng hành động minh bạch, công bằng để nhận thức của cộng đồng đối với CQT có thể thay đổi.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)