doanh nghiệp
Qui trình quản lý rủi ro là việc áp dụng một cách có hệ thống các chính sách quản lý, thủ tục quản lý, thực hành quản lý liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, trao đổi, tham vấn và xác định, phân tích, đánh giá mức độ, xử lý, theo dõi và kiểm tra rủi ro. Để việc quản lý rủi ro có thể đạt được kết quả tốt nhất, hạn chế được những rủi ro luôn tiềm tàng trong môi trường quản lý thuế đến mức
thấp nhất, cần phải xây dựng và thực hiện một quy trình quản lý hoàn thiện, thống nhất. Theo các chuyên gia tài chính, quy trình phân tích này bao gồm các bước như: trước khi phân tích rủi ro phải xác định được loại rủi ro, sau đó đánh giá và xếp loại rủi ro, xử lý rủi ro, lập kế hoạch và thực hiện. Các bước trong phân tích rủi ro trong thanh tra thuế có mối quan hệ mật thiết với nhau và qua mỗi bước đều phải theo dõi, đánh giá, trao đổi thông tin, là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.
Dựa trên những đặc trưng của rủi ro về thuế và quy trình thanh tra thuế có thể xây dựng một quy trình phân tích trong thanh tra thuế của CQT, với 5 bước thực hiện, mỗi bước thực hiện độc lập với nhau, dựa trên cơ sở kết quả thực hiện của các bước trước đó và có mục tiêu cụ thể (sơ đồ 1.1).
Kết thúc quá trình phân tích rủi ro, cán bộ thanh tra thuế cần đánh giá được mức độ tuân thủ của DN trong thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, từ việc đăng ký, nộp tờ khai thuế cho đến việc nộp thuế.
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý rủi ro trong thanh tra thuế
Lập kế hoạch và thực hiện thanh tra thuế Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra thuế
Đánh giá kết quả tuân thủ kê khai, nộp thuế của DN:
- Báo cáo Tài chính; -Tình hình đăng ký, kê