Kỹ thuật quản lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 69)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

2.3.1.5. Kỹ thuật quản lý và phân tích dữ liệu

Các trường hợp cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế được xác định qua hoạt động lập kế hoạch không thể chỉ dựa vào mỗi dữ liệu, mà đó còn là kết quả của việc phân tích các dữ liệu cơ bản. Do đó, nhân tố quan trọng thứ hai trong việc lựa chọn hồ sơ thanh tra là kỹ thuật quản lý và phân tích dữ liệu.

Thực tiễn hoạt động lập kế hoạch của CQT các nước cho thấy rằng, hệ thống lựa chọn các trường hợp cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế nên bao gồm 3 phương pháp phân tích cơ bản sau:

- Tính điểm rủi ro tựđộng

CQT các nước cho rằng cần xây dựng hệ thống kỹ thuật lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở quy tắc cho phép xử lý và đánh giá rủi ro toàn diện các dữ liệu trên hồ sơ khai thuế, do đó cho phép rà soát lại các dữ liệu theo hệ thống các chỉ số rủi ro và xếp loại kết quả dựa vào mức độ rủi ro không tuân thủ. Hệ thống này là công cụ cần thiết để có thể loại trừ các hồ sơ khai thuế không có hoặc có rủi ro thấp và cho phép tập trung nguồn lực xác định rủi ro vào các hồ sơ được xác định là có rủi ro cao.

Tuy nhiên, một số thách thức tiềm tàng khi áp dụng hệ thống này là: + Có rất nhiều quy tắc mà việc tính điểm phụ thuộc vào việc phân tích tỷ suất tài chính và tỷ suất chuẩn của ngành. Các tỷ suất này có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy, cần chú ý đến việc liên tục cập nhật các quy tắc rủi ro. Ngoài ra, khi các quy tắc này đã trở nên phổ biến thì nó sẽ trở thành nhân tố chuẩn, do đó được coi là đạt tiêu chuẩn.

+ Các quy tắc cần phải phù hợp với kiến thức thực tế về địa phương của các cán bộ nghiệp vụ xử lý các hồ sơ đã được lựa chọn. Trước tiên, kết quả lựa

chọn hồ sơ phải phản ánh được kiến thức thực tế về địa phương của những người xử lý hồ sơ nhưng vấn phải đảm bảo được các quy tắc trong hệ thống lựa chọn hồ sơ. Việc lựa chọn hồ sơ một cách tự động không tạo cơ hội để vận dụng kiến thức thực tế về địa phương của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế làm công tác lập kế hoạch và có thể dẫn đến kết quả không tối ưu khi tiến hành xử lý hồ sơ. Thứ hai, các quy tắc về rủi ro phải phù hợp với các kiến thức mà các cán bộ nghiệp vụ có được từ kinh nghiệm xử lý hồ sơ. Đó có thể là kiến thức về các loại rủi ro mới, những thay đổi trong hành vi thương mại, các nghiệp vụ về thuế mới… Những kiến thức này có thể có ảnh hưởng đáng kể nếu chúng gắn với tập hợp các quy tắc rủi ro linh hoạt và cập nhật.

+ Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì các quy tắc này phải gắn được dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Khả năng phân tích đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể vào nguồn lực công nghệ thông tin.

+ Quy tắc cần có khả năng thay đổi hợp lý một cách nhanh chóng để phù hợp với chiến lược xử lý rủi ro tuân thủ mới. Hơn nữa, nếu bản thân các nguyên tắc này được đưa vào hệ thống mã hoá tin học thì việc này sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực.

- Sàng lọc thủ công

Việc sàng lọc thủ công là phương pháp truyền thống lựa chọn các hồ sơ, các trường hợp cần thanh tra, kiểm tra thuế. Phương pháp này được áp dụng khi chưa có hoặc có ít có sự hỗ trợ về tin học, có ít dữ liệu sẵn có, và các kĩ thuật quản lý rủi ro tuân thủ ở cấp độ chiến lược còn chưa phát triển. Phương pháp này có lợi ở chỗ sử dụng tối đa kiến thức thực tế về địa phương, ít gây trở ngại cho các cán bộ xử lý hồ sơ, có thể sử dụng để đối phó với những rủi ro đã được xác định một cách cụ thể và có thể thực hiện được mà không cần hỗ trợ về tin học. Một số thách thức tiềm tàng khi áp dụng biện pháp này để lựa chọn hồ sơ thanh tra là:

+ Chỉ dựa vào nguồn dữ liệu hạn chế mà không có sự liên hệ một cách hệ thống với các dữ liệu sẵn có khác trong hệ thống của CQT. Cán bộ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế dù có kinh nghiệm đến đâu cũng có thể bỏ sót những khía cạnh của việc không tuân thủ mà họ chưa từng gặp phải.

+ Cán bộ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế có kiến thức để thực hiện sàng lọc hồ sơ cũng thường là những người có kỹ năng thực hiện các biện pháp can thiệp. Do đó, sẽ phát sinh chi phí cơ hội khi yêu cầu họ thực hiện công việc sàng lọc hồ sơ.

+ Theo tiêu chuẩn nhân sự thuế hiện đại mà các nước đang áp dụng thì hiện có sự khác biệt khá lớn giữa cán bộ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và cán bộ thực hiện cuộc thanh tra, kiểm tra thuế...

- Dựa trên kết quả phân tích thống kê

Phương pháp lựa chọn hồ sơ thanh tra dựa trên kết quả phân tích thống kê ngày càng trở nên phổ biến. Về cơ bản thường liên quan đến:

+ Việc sử dụng kỹ thuật như kỹ thuật phân tích toán học để xác định một số loại tờ khai thường rơi vào nhóm có rủi ro “cao” hoặc “thấp”.

+ Việc sử dụng kỹ thuật khai thác thông tin để xác định những mô hình không tuân thủ trong quá khứ và xác định các đặc trưng này trong toàn bộ số DN hiện tại.

+ Việc sử dụng kỹ thuật đối chiếu các dữ liệu trên diện rộng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa các dữ liệu trên hồ sơ khai thuế...

Tuy nhiên, thách thức khi sử dụng các biện pháp này là đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, cả phần cứng và phần mềm, và thu thập những dữ liệu chính xác mà các chương trình công nghệ thông tin có thể phân tích được. Nếu như cơ sở hạ tầng về mặt điện tử không hỗ trợ được cho sự đầu tư đó hoặc CQT không có đủ kỹ năng thì đây sẽ là biện pháp khó để thực hiện.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)