Giám sát sau thanh tra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 155)

- Thông tin thu thập từ

4.2.10.2.Giám sát sau thanh tra

= Tổng doanh thu thuần

4.2.10.2.Giám sát sau thanh tra

Để kết luận thanh tra của CQT được thực hiện nghiêm chỉnh cũng như có tác động thực sự đối với DN và để người nộp thuế thuận lợi trong việc thực hiện kiến nghị của CQT rất cần các biện pháp xử lý sau thanh tra. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua CQT chỉ mới làm tốt việc hướng dẫn thực hiện quyết định nhưng chưa hướng dẫn tốt cho người nộp thuế khắc phục hoặc thực hiện các công việc cần thiết khác phát sinh sau thanh tra. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện kiến

nghị của CQT sau thanh tra thuế cũng còn hạn chế và không đồng đều cũng khiến hiệu quả của hoạt động thanh tra thuế bị ảnh hưởng đáng kể.

Xác định công tác xử lý sau thanh tra là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra thuế, đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro trước, trong và sau khi thanh tra, do đó công tác theo dõi đôn đốc xử lý sau thanh tra phải đạt được mục đích yêu cầu sau: xác định chính xác số phải xử lý, nguyên nhân chưa xử lý, đề xuất biện pháp; xác định được phần việc, trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận chức năng trong CQT trong công tác theo dõi đôn đốc xử lý, tránh chồng chéo, bỏ sót các khoản thu đã phát hiện qua thanh tra thuế. Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành kết luận, kiến nghị thanh tra thuế.

Cần thiết phải phân loại nợ thuế phát hiện sau thanh tra: Nợ thuế sau thanh tra cũng được hiểu như một loại hình nợ thuế thông thường, và để quản lý, thu hồi nợ cần thiết phải có các bước phân loại nợ theo các tiêu thức khác nhau. Qua đó, có thể đánh giá được: nhóm nợ nào có khả năng thu hồi, nhóm nợ nào không có khả năng thu hồi để có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ. Mặt khác, cần tăng cường đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở triển khai nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế để áp dụng cho các năm sau này; tiến hành bổ sung, sửa đổi các quy định trong công tác quản lý nợ; thống nhất quy trình quản lý nợ cho tất cả các đối tượng nợ thuế trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 155)