Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 119)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Các hạn chế, tồn tại của quản lý rủi ro trong thanh tra thuế thời gian qua bắt nguồn từ cả các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

a) Nguyên nhân chủ quan

Các hạn chế nêu trên trong áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng của áp dụng quản lý rủi ro vào công tác quản lý thuế nói chung và vào thanh tra thuế đối với DN ở đội ngũ cán bộ thuế còn chưa đầy đủ, chưa đồng đều. Tâm lý ngại đổi mới còn tồn tại ở nhiều công chức thuế, đặc biệt là ở cấp Chi cục Thuế.

Thứ hai, cán bộ thanh tra còn thiếu về số lượng, đồng thời, trình độ nghiệp vụ của một bộ phận CBTT còn hạn chế, đặc biệt là sự yếu kém về nghiệp vụ kế toán và kỹ năng tin học. Yếu kém về nghiệp vụ kế toán khiến CBTT không tiếp cận và tìm ra gian lận của DN cho dù phần mềm quản lý rủi ro đã chỉ ra dấu hiệu của gian lận. Yếu kém về trình độ tin học khiến CBTT không vận hành tốt phần mềm quản lý được trang bị và làm cho tiến độ thanh tra chậm. Thêm vào đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận CBTT chưa tốt. Mọi kỹ thuật hiện đại sẽ trở nên vô nghĩa khi tồn tại tham nhũng trong lực lượng CBTT thuế, bởi vì kỹ thuật hiện đại cho phép xác định đúng đối tượng gian lận, xác định đúng vấn đề trọng tâm, đúng nội dung sai phạm và mức độ sai phạm nhưng kỹ thuật hiện đại không ngăn chặn được CBTT thông đồng với người nộp thuế bỏ qua sai phạm để mưu lợi cá nhân.

Thứ ba, chưa làm tốt công tác khảo sát thực tế và thảo luận kỹ lưỡng khi xây dựng quy trình thanh tra thuế, đặc biệt là khi xác định các tiêu chí rủi ro để chấm điểm lựa chọn đối tượng thanh tra thuế. Do khảo sát thực tế chưa kỹ lưỡng nên hệ thống tiêu chí rủi ro trong một số trường hợp không phản ánh đúng bản chất của giao dịch kinh tế, không phản ánh đầy đủ mức độ và tác động của những yếu tố mà tiêu chí đo lường có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro thuế.

Thứ tư, chưa xây dựng được quy trình chuẩn về quản lý rủi ro trong hoạt

động thanh tra thuế đối với DN. Quy trình hiện hành chưa cho phép đánh giá thường xuyên để điều chỉnh kịp thời sự không phù hợp của các tiêu chí và mức độ rủi ro của mỗi tiêu chí đánh giá. Theo đó, chưa có bước rà soát kiểm tra định kỳ để đánh giá tính chính xác của các tiêu chí lựa chọn trên cơ sở đối chiếu kết quả thanh tra thực tế ở các DN được lựa chọn với chấm điểm rủi ro khi lựa chọn đối tượng thanh tra. Chưa có quy trình rà soát thanh tra ngẫu nhiên để đánh giá rủi ro của lựa chọn đối tượng thanh tra thuế.

Thứ năm, cách thức thu thập thông tin về DN phục vụ quản lý rủi ro còn nhiều điểm bất hợp lý. Chưa có quy trình chuẩn về cách thức thu thập và xử lý dữ liệu thông tin quản lý thuế từ những nguồn khác nhau với những cách thức phù hợp. Điều này làm cho cơ sở dữ liệu về DN của ngành Thuế chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro. Cơ cơ sở dữ liệu của ngành Thuế chưa bao quát đầy đủ thông tin về DN, còn nghèo nàn, ví dụ thiếu một số thông tin bổ trợ quan trọng hỗ trợ cho công tác theo dõi, rà soát những DN phải thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết để phân tích, so sánh trong thanh tra giá chuyển nhượng như thông tin về các bên có quan hệ liên kết với DN, thông tin về cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động, thông tin về quan hệ sở hữu vốn trong tập đoàn; thông tin về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm; thông tin về giao dịch với các bên liên kết; thông tin về tình hình hoạt động của ngành (tốc độ tăng trưởng, đặc điểm hoạt động sản xuất của ngành, tỷ suất lợi nhuận ngành), đặc điểm của loại hình DN sản xuất.

Thứ sáu, sự kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế để đảm bảo hiệu quả của áp dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế đối với DN còn

chưa tốt, đặc biệt là sự phối hợp giữa chuyên gia công nghệ thông tin với công chức thanh tra thuế chưa tốt nên phần mềm ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào thanh tra thuế còn chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Thứ bảy, trước năm 2014 hệ thống dữ liệu thông tin về DN còn rời rạc, cơ quan thuế có nhiều phần mềm quản lý thuế cho mỗi chức năng riêng biệt. Bắt đầu từ năm 2014, cơ quan thuế ứng dụng phần mềm tích hợp TMS để áp dụng cho mọi chức năng quản lý thuế nhưng phần mềm mới này chưa kết nối tốt dữ liệu thông tin của các phần mềm quản lý thuế cũ nên thường xảy ra nhiều trục trặc trong vận hành. Điều này phần nào cũng làm cho việc khai thác dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế gặp khó khăn.

Thứ tám, tổ chức bộ máy quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng chưa thực sự khoa học và hợp lý nên chưa phát huy tốt vai trò của áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN. Một số chức năng của bộ máy CQT vẫn còn chồng chéo, nguồn nhân lực phân bổ không hợp lý. Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của ngành Thuế là mô hình quản lý theo chức năng. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của mô hình này là tính chia đoạn trong công tác quản lý có thể dẫn tới việc quản lý DN không được tốt. Mỗi bộ phận chức năng chỉ tập trung vào khía cạnh hẹp của DN và tách biệt với công việc của các bộ phận khác, thiếu bộ phận tổng hợp để kết nối các chức năng quản lý với nhau.

Thứ chín, hoạt động hợp tác quốc tế về thuế chưa phát huy hiệu quả tích cực giúp cơ quan thuế thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế nói chung và phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế nói riêng. Vì lý do này mà khả năng rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến chuyển giá quốc tế là rất lớn.

Thứ mười, cơ quan thuế chưa có bộ phận nghiệp vụ đặc biệt để thu thập thông tin của những đối tượng đặc thù theo phương pháp nghiệp vụ đặc thù. Xã hội ngày càng hiện đại đi cùng với nó là những giao dịch hiện đại của người nộp thuế. Để có đầy đủ thông tin tốt phục vụ áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế cần có những thông tin đặc thù. Những thông tin này không thể thu thập theo những cách thức thông thường, nó phải được thu thập theo những

nghiệp vụ đặc biệt và điều này phải được pháp luật cho phép bằng hành lang pháp lý và tổ chức bộ máy chuyên biệt.

Thứ mười một, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế nói chung và công chức làm công tác thanh tra thuế còn hạn chế; phương thức đào tạo chưa phù hợp; nội dung đào tạo chưa sát thực tế; chưa có các chương trình đào tạo chuyên sâu phù hợp với từng chức danh nghiệp vụ và phù hợp với trình độ của người học. Công tác thanh tra đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có kiến thức đa dạng về kinh tế - xã hội, các kỹ năng phân tích sâu thông tin, số liệu, kỹ năng thanh tra. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo bài bản, tình hình đào tạo và đào tạo lại còn ít nên trình độ cán bộ thanh tra không đồng đều, các kỹ năng còn hạn chế, do đó phần nào sẽ ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế nói riêng và hiệu quả quản lý rủi ro về thuế nói chung.

b) Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, các nguyên nhân khách quan sau đây cũng có tác động làm kết quả áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN chưa được như kỳ vọng.

- Hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho cơ quan thuế chưa tốt

Có tới 36,7% số cán bộ thanh tra được hỏi cho rằng yêu cầu về cung cấp thông tin về DN từ các cơ quan quản lý DN và từ các địa phương có chi nhánh, đại diện của DN phục vụ cho công tác thanh tra thuế là đầy đủ nhưng không kịp thời và 25,6% cho rằng không đầy đủ. Điều này phản ánh mức độ cung cấp thông tin phục vụ thanh tra thuế thời gian qua là chưa tốt.

Việc triển khai phối hợp với các cấp, các ngành trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ, phối hợp liên ngành,... cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chưa thường xuyên và đồng bộ. Nhất là trong lĩnh vực thanh tra các DN có dấu hiệu chuyển giá, DN lỗ nhiều năm liên tục, các DN này thường có địa bàn sản xuất kinh doanh rộng và tại nhiều địa phương khác nhau.

Hệ thống trao đổi thông tin giữa CQT và DN chưa được xây dựng hoàn chỉnh, việc cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình sản xuất kinh doanh

của DN đối với CQT còn khó khăn. DN thường không chủ động bổ sung thông tin mà chủ yếu là do cán bộ thanh tra trong quá trình rà soát thông tin phát hiện. Việc phối hợp giữa CQT với các ngành có liên quan và sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong CQT còn thiếu chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin từ bên ngoài của cán bộ thanh tra còn hạn chế .. dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích thông tin xung quanh DN chưa cao. Đây là một hạn chế cần xem xét và giải quyết ngay để đáp ứng yêu cầu quản lý DN trên cơ sở nắm bắt thông tin đầy đủ về DN.

Biểu đồ 3.16: Mức độ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin về DN

Nguồn: Tác giả khảo sát - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thuế còn hạn chế

Công cụ lao động có ý nghĩa rất quan trọng tác động đến năng suất lao động. Để áp dụng quản lý rủi ro thì hệ thống máy móc thiết bị, đặc biệt là hệ thống máy tính và đường truyền internet là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống máy tính ở một số cơ quan thuế địa phương còn chậm được đổi mới, nâng cấp; đường truyền internet chưa thực sự tốt, chưa đáp ứng yêu cầu cầu quản lý thuế.

- Thu nhập của công chức thuế chưa được đảm bảo

012% 026% 026% 037% 26% Ít hợp tác Được cung cấp kịp

thời nhưng không đầy đủ Được cung cấp đầy

đủ nhưng không kịp thời Được cung cấp kịp

Thu nhập và đời sống của công chức thuế chưa đảm bảo, chưa hợp lý trong tương quan so sánh với các ngành nghề khác trong xã hội. Đây cũng là yếu tố làm cho công chức thuế khó cưỡng lại cám dỗ vật chất, khó giữ tính liêm chính.

Tóm li, trong chương 3 của luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế giai đoạn 2009 - 2014 qua các nội dung: Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế; tổ chức bộ máy; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ để áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế; thực trạng ứng dụng quản lý rủi ro vào công tác lập kế hoạch thanh tra thuế; thực trạng ứng dụng quản lý rủi ro khi chuẩn bị thanh tra và tổ chức thực hiện thanh tra thuế.

Từ thực trạng hoạt động thanh tra thuế, luận án đã đi sâu phân tích kết quả quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN ở Việt Nam thông qua các tiêu chí xác định rủi ro thanh tra thuế và tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp đã nêu chương 2 của luận án. Qua đó cho thấy, việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định như: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro; giảm bớt thời gian thanh tra và tăng khả năng phát hiện gian lận thuế; số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra tăng qua các năm, qua thanh tra đã làm giảm số lỗ sai của DN (số lỗ sai bình quân của DN bị cắt giảm qua thanh tra tăng), giảm số ưu đãi (miễn, giảm) sai quy định... Kết quả đạt được của thanh tra thuế phản ánh nỗ lực của ngành Thuế nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế nói chung, hiệu quả hoạt động thanh tra nói riêng, góp phần tăng thu cho NSNN và tác động đến hành vi tuân thủ của DN, đạt được những mục tiêu nhất định của quản lý thuế.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: Kết quả phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế; Hệ thống tiêu chí phân

tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế của DN chưa được xây dựng hoàn chỉnh; ngành Thuế chưa áp dụng toàn diện, đầy đủ, thống nhất trong toàn ngành phương pháp thanh tra theo quản lý rủi ro…

Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) như: hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về NNT còn nghèo nàn, chưa có độ tin cậy cao; Ứng dụng tin học chưa hỗ trợ hiệu quả cho thanh tra thuế; Hệ thống trao đổi thông tin chưa hoàn chỉnh; Tổ chức bộ máy thanh tra theo quản lý rủi ro chưa hiện đại, khoa học; số lượng và chất lượng cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý rủi ro…

Từ thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN nêu trên, cần thiết phải đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng chất lượng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế thời gian tới để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)