Phát triển ứng dụng tinh ọc hỗ trợ phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 145)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

4.2.6.1. Phát triển ứng dụng tinh ọc hỗ trợ phân tích rủi ro

Để nâng cao khả năng áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, ngành Thuế cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển các ứng dụng tin học, tạo điều kiện cho CBTT có thể khai thác thông tin về DN một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Các ứng dụng tin học hỗ trợ cần xây dựng theo kiến trúc tin học dạng mở; tức hệ thống tin học cung cấp cơ sở dữ liệu tích hợp và các ứng dụng cơ bản làm công cụ tính toán và phân tích dữ liệu. Các ứng dụng hỗ trợ đều được xây dựng dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra.

Ngành Thuế cần tổ chức hướng dẫn CBTT cách sử dụng các phần mềm phân tích thông tin, phân tích rủi ro về thuế để CBTT lựa chọn đúng đối tượng, đúng nội dung cần thanh tra. Kiến nghị trao cho CBTT thẩm quyền để có thể truy cập, kết xuất, tra cứu thông tin trong hệ thống mạng nội bộ của ngành tài chính và của các cơ quan khác có liên quan nhằm khai khác tốt nhất cho hoạt động thanh tra thuế.

Thời gian tới, ngành Thuế cần xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro để đảm bảo việc thanh tra được chuyên môn hóa, đi vào chiều sâu, dễ thực hiện và giảm chi phí thanh tra. Phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác thanh tra phải giúp CBTT thuận tiện từ khâu thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu đến khâu phân tích, xác định mức độ rủi ro và các dấu hiệu nhận biết vi phạm về thuế của DN. Các phần mềm hỗ trợ ứng dụng trong thanh tra phải kết nối hiệu quả với phần mềm TMS đang triển khai ở cơ quan thuế các cấp để tận dụng tối đa dữ liệu quản lý thuế phục vụ công tác thanh tra thuế đối với DN.

Để thúc đẩy khả năng thu hẹp đối tượng có rủi ro trọng yếu cần thanh tra và tối ưu hóa thời gian, chi phí thanh tra, CQT cần có được một phần mềm cho phép xử lý tự động một khối lượng lớn dữ liệu về DN dựa trên các tiêu chí đã xác định sẵn nhằm xác định các đối tượng không tuân thủ cần thực hiện thanh tra. Phần mềm này được gọi là phần mềm xếp hạng rủi ro tự động. Dữ liệu đầu vào của phần mềm này là các thông tin kê khai trên các tờ khai thuế, lịch sử hoạt động của DN và các báo cáo tài chính của DN. Phần mềm tự động chấm điểm

rủi ro DN dựa trên việc gán điểm theo các tiêu chí rủi ro, tự động so sánh với các tiêu chí bình quân của ngành (ví dụ về lợi nhuận, các hệ số thanh toán…) để trả về kết quả là điểm rủi ro cao hay thấp. Trên cơ sở đó, CBTT sẽ lựa chọn phương pháp, giới hạn nội dung thanh tra cụ thể.

Do hiện nay hầu hết các DN lớn đều áp dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong quản lý và hạch toán kế toán, nếu các DN này cố tình gian lận thì để đối phó, bộ phận thanh tra thuế cần phải biên chế một số chuyên gia tin học giỏi, chuyên thanh tra trên phần mềm để có thể hỗ trợ thanh tra các loại hình DN này. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, CBTT có thể truy cập vào dữ liệu của DN bao gồm các loại tờ khai, lần khai bổ sung, số lần không kê khai, số lần nộp chậm, lỗi kê khai sai, các vi phạm hành chính, bị truy thu… để CBTT có thể khai thác, nắm bắt được tình hình vi phạm kê khai, có dấu hiệu bất thường trong kê khai, nộp thuế của DN. Tổng cục Thuế là phải là đầu mối triển khai ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn và xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT trong toàn quốc, phân quyền cho các Cục Thuế tỉnh, thành phố có quyền khai thác và sử dụng chung dữ liệu nhằm nhanh chóng xác minh, nắm bắt thông tin về DN, qua đó giảm thiểu thời gian đối chiếu xác minh việc kê khai nghĩa vụ thuế của NNT, góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)