Khái niệm quản lý rủi ro trong thanh tra thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 36)

Từ các khái niệm về rủi ro về thuế và quản lý rủi ro, có thể hiểu về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế như sau: Quản lý rủi ro trong thanh tra thuế

việc CQT nhận diện, đánh giá rủi ro về thuế trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin về người nộp thuế, từ đó xây dựng quy trình, lập kế hoạch và tiến hành hoạt động thanh tra thuế theo hướng ưu tiên nguồn lực cho việc thanh tra những đối tượng có rủi ro cao về thuế để nâng cao hiệu quả thanh tra thuế.

Từ khái niệm trên cho thấy, quản lý rủi ro trong thanh tra thuế có những khía cạnh chủ yếu sau:

- Quản lý rủi ro trong thanh tra thuế gắn với việc đánh giá rủi ro về thuế của người nộp thuế trên cơ sở thông tin về người nộp thuế.

- Trên bình diện tổng thể, quản lý rủi ro được áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạt động thanh tra thuế, ở mọi khâu của quá trình thanh tra, từ lập kế hoạch thanh tra, lựa chọn đối tượng thanh tra, lựa chọn phạm vi thanh tra, xác định nội dung thanh tra, xác định phương pháp thanh tra, đến việc áp dụng các kỹ thuật thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.

- Quản lý rủi ro trong thanh tra thuế phải dựa trên dữ liệu cơ sở thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về người nộp thuế để từ đó đánh giá chính xác rủi ro về thuế làm cơ sở tiến hành hoạt động thanh tra. Thông tin về người nộp thuế có từ hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính của người nộp thuế, thông tin từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông tin từ bên thứ ba.

- Mục tiêu của áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế là nhằm nâng cao hiệu quả của thanh tra trên phương diện tập trung nguồn lực vào thanh tra những đối tượng có rủi ro cao, qua đó, nâng cao khả năng phát hiện và xử lý gian lận, giảm bớt thời gian tiến hành và giảm chi phí thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)