Đòi hỏi khách quan của cải cách chính sách thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 129)

- Thông tin thu thập từ

4.1.1.3.Đòi hỏi khách quan của cải cách chính sách thuế

= Tổng doanh thu thuần

4.1.1.3.Đòi hỏi khách quan của cải cách chính sách thuế

Tình trạng thâm hụt ngân sách trong nhiều năm (2013: 5,3% GDP, 2014: ước thực hiện dưới 5,3% GDP, 2015: 5%GDP theo phê duyệt dự toán thu chi ngân sách). Đặc biệt, trong điều kiện nhu cầu đầu tư cho tiến trình phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng thì một đòi hỏi tất yếu là phải cơ cấu lại cán cân ngân sách, trong đó có tăng nguồn thu thuế. Việc hội nhập vùng và gia nhập WTO buộc Việt Nam phải cắt giảm các hạng mục thuế xuất, nhập khẩu, trong khi cơ sở các sắc thuế khác không được mở rộng. Ví dụ: Theo lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO thì từ năm 2012 phải cắt giảm khoảng 60% dòng thuế (gồm 11.000 dòng). Bình quân mức cắt giảm từ mức hiện hành 17,2% xuống 13,4%, trong đó rất nhiều sản phẩm của ngành công nghệ thông tin cắt giảm thuế còn 0%.

Cơ cấu nguồn thu ngân sách của Việt Nam đang dần trở nên bất hợp lý, do quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô, ngoại thương và DN nhà nước, trong khi những nguồn thu này lại thiếu tính bền vững. Chính vì vậy, chiến lược cải

cách thuế còn phải hướng đến tái cấu trúc nguồn thu thuế, đảm bảo tính bền vững hơn cho ngân sách trong dài hạn.

Tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội: chính sách thuế hiện nay tạo cơ hội cho một bộ phận người giàu lên nhanh chóng, đồng thời tạo ra một tầng lớp người nghèo mới. Thực tế không phải người nào giàu nhất cũng đang đóng thuế nhiều nhất, trong khi đó có những nhóm người nghèo lại phải gánh những khoản thuế quá mức so với thu nhập và nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của họ. Chính vì vậy, chính sách thuế mới đòi hỏi tạo sự công bằng dọc và công bằng ngang, đòi hỏi tái phân phối lại thu nhập của xã hội.

Vấn đề hiệu quả trong phân bổ nguồn lực: chính sách thuế hiện nay còn nhiều hạn chế, đặc biệt ưu đãi thuế còn dàn trải, phức tạp, chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như, ưu đãi thuế TNDN chưa thực sự khuyến khích đầu tư theo vùng và lãnh thổ, đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vấn đề hành chính thuế: Hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam được đánh giá là kém hiệu quả, trong khi mức độ tuân thủ của người nộp thuế thấp do sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp của hệ thống thuế cộng với sự lạc hậu của mô hình quản ly thuế cũ. Do vậy, cải cách hành chính thuế phải tập trung vào ba lĩnh vực bao gồm giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ thuế và giảm chi phí quản lý thu thuế để làm tăng tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực vốn có tính hữu hạn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 129)