Những điều kiện thuận lợ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 126)

- Thông tin thu thập từ

= Tổng doanh thu thuần

4.1.1.1. Những điều kiện thuận lợ

Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định. Đảng và Nhà nước quyết tâm đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính – tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Đây chính là tiền đề tốt để ngành Thuế đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, trong đó có áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN.

Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia gắn với đề án xây dựng chính phủ điện tử. Trong thời gian qua, đề án xây dựng chính phủ điện tử đã có những kết quả bước đầu quan trọng. Việc xây dựng chính phủ điện tử thành công sẽ tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra người nộp thuế vì muốn áp dụng quản lý rủi ro phải dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan và trung thực về DN. Thông tin về DN lại phải lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ bản thân các DN, từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và từ các tổ chức, cá nhân có liên quan. Do vậy, chủ trương xây dựng chính phủ điện tử có tác động tích cực và là một điều kiện thuận lợi cho áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN.

Việt Nam đã và đang mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Là một nước đi sau trong tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu của các nước đi trước trong việc đổi mới chính sách thuế. Đây chính là cơ hội để Việt Nam tận dụng nhằm nhanh chóng hiện đại hóa quản lý thuế nói chung và áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN nói riêng.

Kết quả của hơn 20 năm đổi mới kinh tế đã làm bộ mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam hoàn toàn thay đổi. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh và bền vững suốt 2 thập kỷ qua. Từ một nước chậm phát triển với thu nhập bình quân đầu người thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao. Trình độ dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân nói chung và những người kinh doanh cũng được nâng cao đáng kể. Đây chính là điều kiện thuận lợi để người nộp thuế hợp tác với CQT trong các hoạt động quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)