Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MÔN QUẢN TRỊ HỌC (Trang 69)

- Khơng quan tâm đến nhu cầu tinh thần của con người.

2.3 Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

• Lý thuyết này cịn cĩ tên là lý thuyết tác phong, lý thuyết tương quan nhân sự.

• Muốn năng cao năng suất lao động cần thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người chứ khơng nhất thiết quá tập trung vào các yếu tố vật chất.

Hugo Munsterberg (1863 – 1916):

Là người sáng lập ra ngành tâm lý học cơng nghiệp qua tác phẩm "Tâm lý học và hiệu quả trong cơng nghiệp" xuất bản năm 1913. Ơng đưa ra 03 nguyên tắc sau:

• Cần phân tích chu đáo và hợp kỹ năng cũng như tâm lý của người lao động.

• Ơng đề nghị dùng các bài trắc nghiệm tâm lý để tuyển chọn nhân viên.

• Cần tìm hiểu tác phong trước khi bố trí cơng việc cho họ.

Qua những lý thuyết thuộc trường phái cổ điển thịnh trị một thời, người ta thấy cĩ những hạn chế từ cách tiếp cận về con người tách rời quan hệ xã hội với tư tưởng “con người kinh tế”. Do vậy cần xem hệ thống quan hệ xã hội vào hoạt động quản

trị như một quá trình mang tính quan hệ xã hội; trong đó nhấn

mạnh đến:

• Sự chấp nhận quyền hành.

• Sự quan trọng trong phối hợp.

• Sự tham gia của các thành viên trong tổ chức.

Trường phái quan hệ con người và lý thuyết của Mary Parker Follet chủ trương:

Giải quyết mâu thuẫn: Follet quan niệm mâu thuẫn khơng phải là sự tranh chấp mà là sự khác biệt về ý kiến. Nĩ khơng xấu và cũng khơng tốt, tất cả tùy thuộc sự nhận biết của nhà quản lý để sử dụng hay loại trừ. Cĩ ba phương pháp chủ yếu để lựa chọn khi giải quyết mâu thuẫn là: áp chế, thỏa hiệp, thống nhất. Áp chế đem lại thắng lợi dễ dàng cho nhà quản lý, nhưng khơng làm cho người lao động tự nguyện chấp nhận, để lại hậu quả lâu dài. Thỏa hiệp thường được thực hiện song chỉ là chấp nhận tạm thời. Phương pháp thống nhất là tốt nhất vì nĩ tạo ra giá trị phụ trội lớn hơn tổng giá trị của các cá thể cũng như giải quyết được triệt để mâu thuẫn. Cần cơng khai mâu thuẫn, sau đĩ xem xét ý muốn của mỗi bên, tìm ra “tiếng nĩi chung” cần đạt được.

Ra mệnh lệnh: là cần thiết, song khơng xem đĩ là sự áp đặt khiến người chấp hành thụ động, thiếu tự nguyện. Ra mệnh lệnh phải đạt đến sự thống nhất với thái độ phù hợp tâm lý đối tượng. Qua đĩ, họ thấy được sự cần thiết và phần trách nhiệm và khơng bị thúc ép miễn cưỡng.

Quyền lực và thẩm quyền: Phân biệt quyền lực do tổ chức với quyền hạn được sử dụng để thực thi trách nhiệm được giao. Nhà quản trị cần tập trung vào quyền hạn (quyền lực liên kết) thay vì quyền lực tuyệt đối; gắn quyền hạn thay vì chức vị.

Trách nhiệm tích lũy: Đĩ là trách nhiệm chung mà mỗi cấp quản trị khi tham gia vào ra quyết định và người thừa hành ý thức được. Cần tăng cường các mối quan hệ ngang (phối hợp – cộng tác) thay vì chỉ điều khiển – phục tùng.

Lãnh đạo và điều khiển: Quyền điều khiển thuộc về người đứng đầu. Họ phải cĩ hiểu biết sâu sắc về hồn cảnh; cĩ năng lực thuyết phục; biết tạo điều kiện và rèn luyện cho cấp dưới biết cách tự điều khiển, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm. Nhìn chung, lý thuyết này quan tâm đến yếu tố tâm lý trong khi ra quyết định và điều hành các hoạt động; khơng lạm dụng quyền lực.

Elton Mayol (1880 – 1949):

Năm 1927, Elton Mayo là giáo sư giảng dạy và nghiên cứu kỹ nghệ tại Đại Học Harvard. Ơng khởi cơng nghiên cứu tại nhà máy Western Electric’s Hawthorne Work để tìm hiểu động cơ nào đã thúc đẩy nhân cơng tại nhà máy này đạt thành tích cao.

Khi cơng trình nghiên cứu hồn tất năm 1932, ơng kết luận phương pháp làm việc khoa học theo Frederick W. Taylor mang lại hiệu năng quản lý với kết quả tốt nhưng khơng hồn chỉnh. Một con người với tất cả sinh khí và cảm xúc, khơng thể được đối xử như một cỗ máy vơ tri vơ giác và càng khơng nên áp đặt bằng một hệ thống mà

khơng quan tâm tới nhu cầu của họ. Mayo giới thiệu một phương pháp mới gọi là quản trị theo tâm lý xã hội. Phương pháp này nhấn mạnh đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người, khơng phải là thứ nhu cầu vật chất nhưng là tâm lý của họ trong một tổ chức. Tư tưởng chủ chốt này được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:

• Tổ chức phải tạo bầu khí để nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc.

• Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra chân giá trị của chính mình trong tổ chức.

• Tạo được tinh thần đội ngũ trong các nhĩm.

• Nhân viên cần được quan tâm và tơn trọng

Ơng khám phá nhiều điều quan trọng tại nhà máy Hawthorne – Chicago và mở ra "phong trào quan hệ với con người" đối nghịch với "phong trào quản trị khoa học". Các yếu tố ánh sáng, điều kiện làm việc, tiền lương – tiền thưởng khơng tạo ra tác động đến nâng cao năng suất lao động. Ơng cho rằng chính tâm lý và hành vi cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi các lý do sau

• Ai cũng muốn được người khác quan tâm.

• Ai cũng muốn cĩ vai trị trong tổ chức.

• Ai cũng muốn làm việc và giao tiếp.

• Ai cũng muốn phát huy năng lực và sáng kiến.

• Ai cũng muốn được tự chủ trong cơng việc.

Douglas Mc Gregor (1909 – 1964) với học thuyết X – Y về bản chất con người.

Douglas Mc Gregor là một nhà tâm lý xã hội. Năm 1960, ơng cho xuất bản cuốn “The Human Side of Enterprise” và nổi tiếng với lý thuyết “Cây gậy và củ cà rốt”. Lý thuyết này được rất nhiều nhà quản trị hiện đại nhắc nhở đến trong các tác phẩm của họ.

Mc Gregor đặt ra hai lý thuyết: Thuyết X gồm những người chưa trưởng thành và thuyết Y gồm những người đã trưởng thành. Thuyết X chỉ những nhân viên biếng nhác. Họ khơng thích làm việc nhưng phải làm việc để sống cịn. Do đĩ, họ cần được điều khiển và khơng thể tự đảm nhận trách nhiệm. Để chỉ huy nhĩm này, nhà quản trị viên cần cả cây gậy lẫn cà rốt. Thuyết Y chỉ những nhân viên cĩ ý thức, muốn làm việc và yêu thích làm việc. Họ cĩ tinh thần độc lập, khơng muốn bị chỉ huy và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm. Mc Gregore nhấn mạnh con người là một con vật đầy ham muốn và ham muốn khơng bao giờ được thỏa mãn. Ơng đề nghị:

• Khi tạo được những cơng việc thích thú cần duy trì được những quan hệ tốt giữa các nhân viên. Họ sẽ chấp nhận mục tiêu của tổ chức và quyết tâm thực hiện.

• Một tổ chức sẽ đạt hiệu quả nếu điều kiện làm việc và cơng việc rõ ràng.

• Đối xử với nhân viên nên phù hợp với nhân cách và trình độ của họ.

• Tổ chức nên quan tâm nhiều đến huấn luyện và hướng dẫn hơn là trừng phạt

Sự nhấn mạnh quá nhiều về vai trị kiểm tra nhân viên từ các nhà quản trị dễ dẫn đến thái độ thụ động, lệ thuộc và né tránh trách nhiệm. Từ đĩ nẩy sinh tư tuởng bất an, bỏ việc, tiêu cực đối với hồn thành các mục tiêu chung. Theo ơng, bản chất con người trưởng thành nên luơn mong đợi:

• Muốn độc lập, sáng tạo trong hành động.

• Sự đa dạng trong các mối quan hệ.

• Khả năng tự làm chủ mong muốn được phát huy.

• Nếu nhà quản trị biết tạo điều kiện sẽ mang lại hiệu quả trong từng hoạt động.

Abraham Maslow (1908 – 1970)

Abraham Maslow sinh tại Brooklyn, NewYork. Là một nhà tâm lý học người Mỹ. Maslow con của một gia đình thường dân người Do Thái. Lớn lên, ơng vào Đại học Wisconsin, ngành tâm lý học và đậu cử nhân năm 1930. Năm 1934, ơng nhận văn bằng tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, ơng trở về NewYork tiếp tục làm việc và nghiên cứu tại Đại học Columbia. Ơng từng làm việc, tiếp xúc với các nhà tâm lý học nổi tiếng như E. L. Thorndike, E. Fromm, A. Adler, M. Wertheimer..., và đề tài mà ơng chuyên chú nhất là về thuyết nhân tính.

Nguồn: Vũ Thế Phú, Quản trị học, Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2003, tr 151.

Nhu cầu sinh lý (Vật Chất): Là những nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân trước cuộc sống con người (thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở,…). A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống sẽ dẫn đến nhu cầu khác khơng thúc đẩy được.

Nhu cầu an tồn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản,…

Nhu cầu về liên kết và chấp nhận: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luơn cĩ nhu cầu yêu thương gắn bĩ. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người cĩ nhu cầu giao tiếp để phát triển.

Nhu cầu được tơn trọng: Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội, họ cĩ xu thế tự trọng và muốn được người khác tơn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị và lịng tự tin. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tơn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân cơng lao động xã hội. Con người thường cĩ mong muốn cĩ địa vị cao được nhiều người tơn vọng và kính nể. • Nhu cầu tự thể hiện: là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ơng. Đĩ là sự

mong muốn cao nhất mà một người cĩ thể đạt tới. Nghĩa là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hồn thành được một mục tiêu nào đĩ. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một cơng việc theo sở thích và chỉ khi cơng việc đĩ được thực hiện họ mới cảm thấy hài lịng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.

Theo lý thuyết này, trước tiên các nhà quản trị phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đĩ mà nâng dần lên các nhu cầu bậc cao. Thuyết nhu cầu đạt đến đỉnh cao trong nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nĩi chung. Cho đến nay, chưa cĩ thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này. Lý thuyết này được khẳng định và bổ sung thêm về nội dung. Vì lẽ, khi đời sống càng cao, nhu cầu càng nhiều. Nhu cầu sinh ra động cơ và động cơ là ý lực làm thỏa mãn nhu cầu. Về động cơ và nhu cầu, theo Schiffman và cộng sự được định nghĩa: "Động cơ là động lực nội tâm thúc đẩy cá thể hành động. Động lực đĩ sinh ra do một trạng thái căng thẳng khơng dễ chịu, là kết quả của một nhu cầu chưa được thỏa mãn". Từ những chi tiết trên, Maslow kết luận: "Con người là trung tâm của mọi vấn đề". Nghĩa là con người phải tự chọn cho mình một lối sống và phải chịu trách nhiệm hồn tồn về lối sống của mình. Đây là quan điểm của các nhà triết học hiện sinh. Điều này tương tự như Jean Paul Sartre đã khẳng định: "Con người là kết quả của mọi hành động mà nĩ tạo ra". Như thế, lý thuyết của Maslow cũng cĩ phần tương tự như của Freud về bản năng "khát vọng sống" của nhân tính. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp "tạm thời" nhằm ơn hịa mọi khát vọng của con người.

Nhận xét về lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

Lý thuyết này dựa trên quan điểm: "Quản trị là hồn thành cơng việc thơng qua con người" thơng qua các nền tảng sau:

• Xem các đơn vị kinh doanh là một hệ thống xã hội bên cạnh các yếu tố kinh tế, kỹ thuật vốn cĩ của nĩ.

• Các yếu tố tâm lý xã hội động viên tốt như các yếu tố vật chất.

• Đề cao vai trị của các nhĩm và các tổ chức phi chính thức cũng tác động đến tinh thần, thái độ và kết quả cơng việc của cơng nhân.

• Quyền hành chưa hẳn quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản trị mà cịn lệ thuộc vào các yếu tố tâm lý xã hội.

• Sự thỏa mãn tinh thần cĩ mối quan hệ chặt chẽ với năng suất và kết quả lao động.

• Sự tham gia của nhân viên gĩp phần gia tăng năng suất.

• Người lao động cũng cĩ nhu cầu về tâm lý xã hội cần được thỏa mãn.

• Quan hệ tốt với con người cũng là một yêu cầu của nhà quản trị bên cạnh tài năng về chuyên mơn.

Từ những nghiên cứu trên địi hỏi nhà quản trị cần quan tâm đến sự động viên con người, về ảnh hưởng của tập thể đối với hành vi, về mối quan hệ nhân sự trong cơng việc, hiểu rõ ý nghĩa của lao động đối với con người, lựa chọn sự lãnh đạo thích hợp, quan tâm hơn cách thức sử dụng quyền hành và phương thức thơng đạt trong một tổ chức. Các phê phán đối với lý thuyết này:

• Quá chú ý đến con người: "Con người xã hội", khơng thể thỏa mãn đủ các nhu cầu của con người luơn biến động theo thời gian lẫn khơng gian.

• Lương bổng, quyền lợi vật chất, sự rõ ràng trong cơng việc, …. cĩ vai trị nhất định trong gia tăng năng suất.

• Xem xét hành vi con người trong tổ chức như một phần tử của một hệ thống kín.

2.4 Lý thuyết định lượng về quản trị: Hình thành thơng qua quản trị thành cơng trong lĩnh vực quân sự. Theo Kast và Rosenweig được áp dụng từ thập niên 50 của thế kỷ 20

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MÔN QUẢN TRỊ HỌC (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w