- Khơng quan tâm đến nhu cầu tinh thần của con người.
2. Các hình thức kiểm tra:
2.1 Kiểm tra dựa vào kết quả đầu ra
• Loại hình kiểm tra thường thể hiện dưới dạng kiểm tài chánh theo từng mốc thời gian, kiểm tra bảng tổng kết ngân quỹ, kiểm tra về lợi nhuận, kiểm tra lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
• Theo quan niệm quản trị theo mục tiêu (MBO): Kiểm tra quản trị được hiểu như một hệ thống phản hồi.
Hoạt động này gồm 03 giai đoạn:
• Xây dựng các tiêu chuẩn: các tiêu chuẩn kiểm tra như mục tiêu, các chỉ tiêu kế hoạch. Nĩ được dùng để là thước đo đánh giá về sự thành cơng hoặc thất bại.
• Đo lường sự thực hiện:
o Đối với các chỉ tiêu định lượng: đo lường khá rõ ràng như doanh số, thị phần, lợi nhuận,…
o Đối với các chỉ tiêu định tính thường rất ngại khi đo lường kết quả. Người ta sử dụng phương pháp chuyên gia để lượng hĩa.
• Điều chỉnh các sai lệch: huy động mọi phương tiện để đạt được mục tiêu đã dự kiến; sửa đổi hay điều chỉnh mục tiêu (tăng hoặc giảm); điều chỉnh về nhân lực, đào tạo và tuyển mộ - tuyển chọn nhân viên.
2.2 Kiểm tra lường trước
• Kiểm tra lường trước bao gồm kiểm tra các yếu tố đầu vào, kiểm tra quá trình và kiểm tra các yếu tố đầu ra.
• Lợi ích của kiểm tra lường trước: độ trễ thời gian trong quá trình kiểm tra quản trị cho thấy cần hướng về tương lai nếu như cần cĩ hiệu quả. Các thơng tin nhận được chậm trễ đơi khi để lại một lịch sử đau buồn do khơng thể khắc phục được .
2.3 Phân biệt giữa kiểm tra dựa vào kết quả đầu ra với kiểm tra lường trước:
Kiểm tra lường trước cho biết sẽ cĩ những vấn đề nảy sinh nếu như khơng tác động ngay từ bây giờ.
Sự phản hồi ở đầu ra chưa đủ. Nĩ khơng khác gì mổ tử thi để xác định nguyên nhân cái chết.
Tiếp nhận các thơng tin mới cùng với sự dự báo khoa học đối chiếu với kế hoạch để cĩ những sự thay đổi phù hợp nhằm phịng chống rủi ro.
Xét theo ý nghĩa, hệ thống kiểm tra lường trước cũng là một hình thức liên hệ ngược - phản hồi.
Nguồn: Vũ Thế Phú, Quản trị học, Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2003 tr 168.