• Nhà quản trị là người cĩ khả năng sử dụng hữu hiệu các nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
• Các nhà quản trị tuân theo tính logic và tính hiệu quả khi đề ra quyết định.
• Khi tất cả mọi hoạt động đều nhằm đạt mục tiêu hướng tổ chức sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện cĩ. Hơn nữa, tính hợp lý cho phép phân chia những mục tiêu chung thành những mục tiêu cụ thể của mỗi bộ phận trong tổ chức. Do đĩ, nếu tất cả các bộ phận đều hồn thành mục tiêu riêng dẫn đến mục tiêu chung của tổ chức sẽ được thực hiện.
Chester Barnard (1886 – 1961):
Viết tác phẩm "Các chức năng của quản trị" vào năm 1938 và trở thành tài liệu kinh điển cho quản trị học. Tổ chức là một hệ thống hợp tác của nhiều người với ba nguyên tắc cơ bản là:
• Sự sẵn sàng hợp tác.
• Cĩ mục tiêu chung.
• Cĩ sự thơng đạt.
• Thiếu một trong ba nguyên tắc trên dẫn đến tổ chức sẽ tan vỡ.
Barnard nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức và được xem như lý thuyết về sự chấp nhận. Mục tiêu của quản trị phải đem lại kết quả và hiệu quả. Quyền hành khơng xuất phát từ mệnh lệnh mà chủ yếu là sự chấp nhận của cấp dưới. Sự chấp nhận quyền hành được thể hiện bởi bốn điều kiện như sau:
• Cấp dưới hiểu rõ sự ra lệnh.
• Nội dung ra lệnh phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
• Nội dung ra lệnh phù hợp với lợi ích của cá nhân họ.
• Nhân viên cĩ khả năng thực hiện mệnh lệnh được đưa ra.
Nhận xét về lý thuyết quản trị hành chính
• Chủ trương nâng cao năng suất dựa vào sự sắp xếp hợp lý tại các tổ chức.
• Lý thuyết này mang lại nhiều ứng dụng như tổ chức theo hình tháp, sự ủy quyền, tầm hạn quản trị, thống nhất điều khiển, ….
• Mang nặng tính cứng rắn trong quan điểm quản trị, ít chú ý đến con người và xã hội. Từ đĩ dẫn đến bệnh quan liêu, xa rời thực tế.
• Cần phải biết vận dụng các nguyên tắc quản trị một cách linh hoạt, sáng tạo.
Nhận xét chung về lý thuyết khoa học quản trị cổ điển (bao gồm lý thuyết quản trị khoa học và lý thuyết quản trị hành chính)
• Sự ra đời của lý thuyết khoa học quản trị cổ điển đã gĩp phần giải quyết tính tùy tiện trong điều hành và để lại nhiều kinh nghiệm cho đến nay..
• Tiền đề dựa trên quan điểm "con người thuần kinh tế" nên phải chuyên mơn hĩa trách nhiệm – quyền hạn, hệ thống cấp bậc rõ ràng để hướng đến mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
• Dựa vào quan điểm kích thích quyền lợi kinh tế nên nhà quản trị phải biết phối kết hợp nhằm tạo ra sức mạnh và tạo dựng một cơ cấu chặt chẽ để thực hiện mong muốn đĩ.
* Đặc điểm: