2. Đối với doanh nghiệp kếtoán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK
8.1.1. Nộidung và yêu cầu quản lý các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong phạm vi doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các đơn vị, các tổ chức xã hội phát sinh các quan hệ kinh tế rất phong phú và đa dạng. Trong các quan hệ đó, doanh nghiệp có thể vừa là chủ nợ và là khách nợ. Các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội chính là nguồn hình thành nên một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Xét trên góc độ tài chính thì các khoản nợ phải trả và các khoản doanh nghiệp tự đầu tư, được cấp phát lần đầu hoặc liên doanh, liên kết hay từ kết quả kinh doanh đem lại là nguồn vốn hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, gồm các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
* Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội hoặc cá nhân như: nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà nước, cho công nhân viên, cho cơ quan cấp trên và các khoản phải trả khác. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả được chia thành:
- Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn - Nợ khác
+ Nợ ngắn hạn là các khoản tiền nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong một thời gian ngắn (không quá một năm). Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản như:
- Vay ngắn hạn
- Nợ dài hạn đến hạn trả
- Phải trả cho người bán, người nhận thầu - Người mua trả tiền trước
- Thuế và các khoản còn phải nộp Nhà nước - Lương, phụ cấp phải trả cho công nhân viên - Các khoản phải trả nội bộ
- Các khoản phải trả, phải nộp khác.
+ Nợ dài hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ các đơn vị cá nhân các tổ chức kinh tế trên một năm mới phải hoàn trả, nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm các khoản như:
- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển
- Nợ thuê mua tài sản cố định (thuê tài chính) - Doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
+ Nợ khác (hay còn gọi là Nợ không xác định) là các khoản phải trả như nhận ký quỹ ký cước dài hạn; tài sản thừa chờ xử lý, và các khoản chi phí phải trả.
* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư XDCB, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp và nguồn kinh phí...
Để thực hiện tốt các chính sách tài chính và để tổ chức huy động, khai thác các loại nguồn vốn. Trong công tác quản lý tài chính, yêu cầu phải quản lý chặt chẽ và xác định đúng đắn nguồn vốn được hình thành. Đối với các khoản nợ phải trả, phải phản ánh được đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản nợ phải trả, các chủ nợ, thời hạn thanh toán, tình hình thanh toán và phương thức thanh toán. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải hạch toán rành mạch, rõ ràng, từng loại nguồn vốn, từng loại quỹ, phải theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành và theo dõi từng đối tượng góp vốn. Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.
Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản, các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận giá trị còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả.