Phương pháp lập.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 159)

- Cột số cuối kỳ: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ kếtoán có liên quan (sổ TK cấp 1, cấp 2, sổ chi tiết ) đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập

10.4.3.2. Phương pháp lập.

10.4.3.2.1. Phương pháp lập phần I: Lãi, lỗ

* Cột kỳ này:

- Mã 01: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có các TK511, TK512, đối ứng phát sinh Nợ TK111,112,113... của các tháng trong quý báo cáo tổng hợp lại để ghi.

-Mã số 03: Các khoản giảm trừ = mã 04+mã 05 + mã 06 + mã07.

- Mã 04: Chiết khấu thương mại: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 521 đối ứng phát sinh Nợ TK 511, 512 của các tháng trong quý báo cáo tổng hợp lại để lập.

- Mã 05: Giảm giá hàng bán: Căn cứ luỹ kế phát sinh có TK 532 đối ứng với phát sinh Nợ TK 511, 512 của các tháng trong quí báo cáo.

- Mã 06: Hàng bán bị trả lại: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 531 đối ứng phát sinh Nợ TK511, 512 của các tháng trong qúy báo cáo.

- Mã số 07: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo p/p trực tiếp: Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có: TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”; TK 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần xuất khẩu); TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp” đối ứng phát sinh Nợ TK 511, 512 của các tháng trong quý báo cáo.(...).

- Mã số 10: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: M10 = ( mã 01 - mã 03)

- Mã số 11: Giá vốn hàng bán: Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có TK 632 đối ứng phát sinh nợ TK 911 của các tháng trong quý.

- Mã số 20: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

M10 = ( mã 10 - mã 11)

- Mã số 21: Doanh thu hoạt động tài chính:Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 515 đối ứng p/sinh có TK 911 của các tháng trong quý báo cáo .

- Mã số22: Chi phí tài chính: Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 635 đối ứng với phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong quý báo cáo.

- Trong đó: -Mã 23: Lãi vay phải trả: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 635 trong kỳ báo cáo.

Mã số 24: Chi phí bán hàng: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 641 và phát sinh Có TK 1422 chi tiết chi phí bán hàng đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong quý báo cáo .

Mã số 25: Chi phí quản lý doanh nghiệp: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 642 và phát sinh Có TK 1422 chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp đối ứng với phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong qúy báo cáo.

-Mã số 30:Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: M30 = M20 + M21 – (M22+ M24 + M25).

Mã số 31: Thu nhập khác: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 711 đối ứng phát sinh Có TK 911 của các tháng trong quý báo cáo.

Mã số 32: Chi phí khác: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 811 đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong quý báo caó.

Mã số 40: Lợi nhuận khác: (M40 = M31- M32).

Mã 50:Tổng lợi nhuận trước thuế:(M50 = M30 + M40).

Mã 51: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 3334 đối ứng phát sinh Nợ TK 4212 của các tháng trong quý báo cáo (có thể điều chỉnh giảm trừ số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong quý và điều chỉnh giảm trừ số thuế đã nộp năm trước lớn hơn số phải nôp khi quyết toán năm được duyệt.

Mã 60: Lợi nhuận sau thuế: (M60 = M50 – M51)

* Cột “Kỳ trước”:

Căn cứ vào số liệu cột "kỳ này" của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý ngay trước đó để chuyển số liệu ghi tương ứng theo từng chi tiêu.

*Cột "Luỹ kế từ đầu năm":

Căn cứ vào số liệu cột "luỹ kế từ đầu năm" của báo cáo quý ngay trước đó và cột "kỳ này" của báo cáo kỳ này để tổng hợp số liệu ghi tương ứng theo từng chỉ tiêu.

Riêng ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý I thì cột "kỳ này"

bằng cột"luỹ kế từ đầu năm".

10.4.3.2.2. Phương pháp lập phần II:

Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

*Cột "Số còn phải nộp đầu kỳ":

Căn cứ vào cột "số còn phải nộp cuối kỳ" của phần II báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý ngay trước đó để ghi chuyển số liệu tương ứng theo từng chỉ tiêu.

*Cột "Số phát sinh trong kỳ":

+ "Số phải nộp": Căn cứ vào luỹ kế phát sinh có các chi tiết của TK 333, TK 338 về các khoản thuế phải nộp, các khoản phải nộp khác của các đối tượng của các tháng trong quý báo cáo để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo.

+"Số đã nộp": Căn cứ luỹ kế số phát sinh Nợ các chi tiết của TK 333, TK 338 của các tháng trong quý báo cáo...

*Cột "luỹ kế từ đầu năm"

+ "Số phải nộp": Căn cứ vào số liệu cột "số phải nộp" luỹ kế từ đầu năm của báo cáo quý trước cộng với số liệu cột "số phải nộp" phát sinh trong kỳ này để ghi vào chỉ tiêu tương ứng.

+ "Số đã nộp": Căn cứ vào số liệu cột "cột đã nộp" luỹ kế từ đầu năm của báo cáo quý trước cộng với số liệu cột"số đã nộp" phát sinh trong kỳ này để ghi vào chỉ tiêu tương ứng.

* Cột "Số còn phải nộp cuối kỳ": được tính bằng các chỉ tiêu "số phải nộp đầu kỳ" + "số phải nộp phát sinh trong kỳ" - "số đã nộp phát sinh trong kỳ" rồi ghi vào chỉ tiêu tương ứng.

10.4.3.2.3. Phương pháp lập phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hòan lại, thuế GTGT được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa.

* Cột "Kỳ này":

* Mục I: Thuế GTGT được khấu trừ.

1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ: (M10)

báo cáo phần III mục I quý trước đó.

2. Số thuế GTGT khấu trừ phát sinh: (Mã 11)

Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Nợ TK 133 của các tháng trong quý báo cáo tổng hợp lại để ghi

3. Số thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, thuế GTGT hàng mua trả lại và không được khấu trừ:(Mã 12) = Mã 13 + Mã 14 + Mã 15 + Mã 16

a/ Số thuế GTGT đã khấu trừ: (Mã 13)

Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có TK 133 đối ứng với phát sinh Nợ TK 3331 của các tháng trong quý báo cáo.

b/ Số thuế GTGT đã được hoàn lại: (Mã 14)

Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có TK 133 đối ứng với phát sinh Nợ TK 111,112 của các tháng trong quý báo cáo (số liệu này có thể căn cứ vào sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại trong kỳ để ghi)

c/ Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua: (Mã 15)

Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 133 đối ứng với phát sinh Nợ TK 111,112,331, về số tiền thuế GTGT của số hàng đã mua trả lại cho người bán; của số hàng đã mua được người bán giảm giá của các tháng trong quý để ghi.

d/ Số thuế GTGT không được khấu trừ: (Mã 16)

Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có TK 133 đối ứng phát sinh Nợ TK 632, 627,641,642,1421 về số thuế không được khấu trừ phải tính vào chi phí của các tháng trong quý tổng hợp lại để ghi.

4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã 17) M17 = (Mã 10 + Mã 11 - Mã 12)

* Mục II: Thuế GTGT còn được hoàn lại.

1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ: (Mã 20)

Căn cứ vào số liệu Mã 23 của báo cáo quý trước đó hoặc căn cứ vào sổ chi tiết thuế GTGT (S02-DN)

2/ Số thuế GTGT được hoàn lại phát sinh (Mã 21)

(Căn cứ vào thông báo được hoàn thuế trong kỳ của cơ quan thuế hoặc số chi tiết thuế S02 - DN)

3/ Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã 22)

Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh có TK 133 đối ứng phát sinh Nợ TK 111.112 hoặc căn cứ vào số chi tiết thuế (S02 - DN).

4/ Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ:(Mã 23)

M23 = Mã 20 + Mã 21 - Mã 22

* Mục III - Thuế GTGT được giảm:

1/ Số thuế GTGT còn được giảm đầu kỳ: (Mã 30).

Căn cứ vào số liệu Mã 33 của báo cáo này kỳ trước.

2/ Số thuế GTGT được giảm phát sinh: (Mã 31)

Căn cứ vào số kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm trong kỳ (S03 - DN) –( Đây mới là số đã được cơ quan thuế thông báo giảm thuế.)

3/ Số thuế GTGT đã được giảm: (Mã 32)

Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm trong kỳ (S03 - DN) hoặc:

+ Đối với số thuế được giảm đã nhận lại bằng tiền: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 111,112 đối ứng phát sinh Có TK 711 là khoản tiền thuế được giảm

đã nhận trong kỳ và:

+Đối với số thuế được giảm được trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ: Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 3331 đối ứng phát sinh Có TK 711 trong kỳ.

4/ Số thuế GTGT còn được giảm cuối kỳ: (Mã 33)

M33 = Mã 30 + Mã 31 - Mã 32

* Mục IV- Thuế GTGT hàng bán nội địa

1/ Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ: (Mã 40)

Căn cứ vào số liệu Mã 46 của báo cáo này kỳ trước hoặc căn cứ vào số dư Có đầu kỳ TK 33311

2/ Thuế GTGT đầu ra phát sinh: (Mã 41)

Căn cứ vào luỹ kế số phát sinh Có TK 33311 của các tháng trong quý báo cáo tổng hợp lại để ghi.

3/ Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ: (Mã 42)

Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 33311 đối ứng phát sinh Có TK111,112,131... liên quan đến số thuế GTGT tương ứng với số hàng đã bán bị trả lại, bị giảm giá trong kỳ.

4/Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá:(Mã 43).

Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Có TK 111, 112, 131 đối ứng phát sinh Nợ TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra” (chi tiết số tiền trả lại cho người mua về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, hàng bán bị giảm giá do kém chất lượng...)

5/ Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp: (Mã 44)

Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 33311 đối ứng phát sinh Có TK 711 là số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ.

6/ Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào N/S Nhà nước:(Mã 45)

Căn cứ vào luỹ kế phát sinh Nợ TK 33311 đối ứng phát sinh Có TK 111,112 của các tháng trong quý báo cáo.

7/ Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ :(Mã 46)

Mã46 = Mã 40 + Mã 41 - Mã 42 - Mã 43 - Mã 44 - Mã 45

*Cột "Luỹ kế từ đầu năm":

Căn cứ vào cột "luỹ kế từ đầu năm" của báo cáo này kỳ trước và cột "kỳ này" của báo cáo kỳ này để tổng hợp số liệu ghi tương ứng theo từng chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 159)