2. Đối với doanh nghiệp kếtoán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK
8.3.9. Kếtoán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản có định
Trong doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể chủ trì hoặc tham gia gia các dự án. Để có nguồn kinh phí cho hoạt động dự án doanh nghiệp còn được cấp kinh phí dự án ngân sách Nhà nước: nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp để hình thành TSCĐ hoặc cấp bằng TSCĐ để sự dụng cho hoạt động dự án và nguồn kinh phí này được gọi là nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Đểphản ánh tình hình giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ kế toán sử dụng tài khoản 466
- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
Hach toán trên TK 466 phải tôn trọng các quy tắc sau:
- Chỉ cần tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi doanh nghiệp đầu tư mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp từ ngân sách Nhà nước hoặc từ ngân quỹ công (Cấp theo phương thức không hoàn lại).
- Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi trích hao mòn TSCĐ hoặc nhượng bán thanh lý, nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, của Nhà nước và tính giá trị hap mòn TSCĐ.
Không ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ đối với những TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi, kinh phí dự án (phải hoàn lại) khi đã hoàn thành sản xuất kinh doanh.
Kết cấu của tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Bên Nợ: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm:
- Nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển theo lệnh Nhà nước. - Do tính hao mòn TSCĐ
- Do nhượng bán thanh lý TSCĐ
- Do đánh giá lại TSCĐ (giá đánh lại giảm)
- Do đầu tư mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng - Được cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án bằng TSCĐ. - Do đánh giá lại TSCĐ (giá đánh lại tăng).
Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện Có ở đơn vị. Ngoài tài khoản 466 - Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 161, 211, 241, 331, 461...
Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quanđến nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
- Khi được cấp trên, hoặc ngân sách Nhà nước cáp kinh phí bằng TSCĐ hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình. Có TK 111, 112, 241, 461. Đồng thời ghi:
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- Trường hợp dùng kinh phí dự án (Kinh phí không hoàn lại) để đầu tư mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng hoạt động dự án, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, 241, 331, 461. Đồng thời ghi:
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 214 -Hao mòn TSCĐ
- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)
- Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được sử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý và nhượng bán TSCĐ của cấp có thẩm quyền.
Chương 9: báo cáo tài chính 10.1. ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính 10.1.1. Thông tin kế toán tài chính:
Thông tin kế toán tài chính là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị, phản ánh được quá trình, kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD. Để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, có hệ thống và tươngđối toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn của DN, tình hình về kết quả kinh doanh sau một thời kỳ nhất định... Do đó cần phải có thông tin của kế toán, thông tin do kế toán xử lý, tổng hợp và cung cấp thông qua hệ thống báo cáo kế toán.
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thực sự hoàn thành được lập nên các chứng từ kế toán - Từ các chứng từ kế toán làm căn cứ để xử lý và phản ánh một cách có hệ thống vào các sổ kế toán liên quan (Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết...). Số liệu từ các tài khoản, các sổ kế toán được phân loại, được hệ thống hoá và tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để trình bày trên các báo cáo kế toán.
Việc trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng được coi là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp; người ta giả thiết chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp đã kết thúc, tài sản của đơn vị ở thời điểm này không vận động (trên thực tế thì tài sản của doanh nghiệp luôn vận động không ngừng).
Trình tự quá trình ghi chép kế toán của doanh nghiệp có thể tóm tắt như sau: - Các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh thực sự hoàn thành.
- Thu thập thông tin qua việc lập các chứng từ kế toán. - Xử lý, phản ánh thông tin.
- Phân loại, hệ thống hoá, tổng hơp thông tin.
- Trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng Quyết định kinh tế
HĐSX kinh doanh của doanh nghiệp : Các nghiệp vụ kinh tế - Ngoại sinh - Nội sinh Đối tượng sử dụng thông tin: - Chủ doanh nghiệp - Cơ quan quản lý N2
- Đối tượng khác Quy trình xử lý số liệu kế toán
Thu thập thông tin - Lập chứng từ - Ghi chép phản ánh Xử lý thông tin - Phân loại - Hệ thống hoá - Tổng hợp
Cung cấp thông tin - Báo cáo kế toán: +Báo cáo tài chính
Đặc điểm thông tin kế toán tài chính:
- Thông tin kế toán tài chính là thông tin hiện thực, thông tin về những hoạt động kinh tế tài chính đã diễn ra, đã kết thúc hoàn thành làm cơ sở cho
việc ra quyết định kinh tế. Do vậy thông tin kế toán tài chính có sự khác biệtvới thông tin dự báo, kế hoạch, thông tin xã hội, văn hoá...
- Thông tin kế toán tài chính có độ tin cậy khá cao, bởi vì mọi số liệu của
kế toán tài chính đều phải được chứng minh bằng các bằng chứng tin cậy khách quan đó là các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ có thể kiểm tra được.
- Thông tin kế toán tài chính là thông tin có giá trị pháp lý được sử dụng
để xác định các lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan (Nhà nước, chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp...) và làm căn cứ pháp lý cho việc phân định trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự của các thể nhân và pháp nhân.