Các loại doanh

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 152)

nghiệp khác Năm x x

(1-) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (cục tài chính doanh nghiệp).

- Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính). Riêng đối với các công ty kinh doanh chứng khoán Nhà nước còn phải gửi báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

(2-) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế địa phương. Đối với các Tổng công ty 90 và 91 còn phải gửi báo cáo tài chính các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

10.3 Bảng cân đối kế toán (B01_DN)

10.3.1 Khái niệm và bản chất (đặc điểm) của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp

cân đối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Từ khái niệm trên, có thể rút raba đặc điểm cơ bản của bảng cân đối kế toán: - Các chỉ tiêu trên báo cáo bảng cân đối kế toán được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ (giá trị) nên có thể phản ánh tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại kể cả hiện vật cũng như giá trị, tài sản hữu hình cũng như vô hình...

- Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản đồng thời theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn vốn hình thành - Đây là hai hình thức biểu hiện khác nhau của cùng một lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp, do vậy tổng giá trị tài sản theo kết cấu vốn luôn luôn bằng tổng giá trị tài sản theo nguồn hình thành, vì lẽ đó tên gọi của bảng báo cáo tài sản được gọi là bảng cân đối kế toán. Tính cân đối kế toán biểu diễn bằng phương trình

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vỗn chủ sở hữu.

- Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn (theo kết cấu) và nguồn vốn (theo nguồn hình thành tài sản) tại một thời điểm; Thời điểm đó thích hợp cho kỳ báo cáo là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán cuối quý. Tuy vậy thông tin trên báo

cáo bảng cân đối kế toán vẫn cho phép so sánh số liệu giữa hai thời điểm (số đầu năm và số cuối kỳ) để đánh giá được một cách tổng quát sự biến động của vốn, của nguồn vốn doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.

Có thể nói, bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin phân tích đánh giá tổng quát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp... từ đó cho phép đánh giá được triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

10.3.2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán.

Xuất phát từ bản chất của bảng cân đối kế toán là phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn cho nên kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần chính: Phần tài sản và phần nguồn vốn. (Có thể sắp xếp hai phần này thành kiểu sắp xếp dọc hoặc ngang). Các loại mục, khoản trên báo cáo được sắp xếp một cách khoa học, tuỳ theo quan điểm và sự phát triển cũng như yêu cầu quản lý kinh tế của mỗi quốc gia.

Cho dù thứ tự sắp xếp theo kiểu gì đi nữa thì tổng giá trị nguồn vốn. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán nhưng không làm mất đi tính cân đối của nó.

- ở Việt Nam, theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 và thông tư số.../2003/TT-BTC ngày .../2003; kết cấu của Bảng cân đối kế toán được trình bày:

+ Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần theo kết cấu dọc: phần trên là phần "Tài sản", phần dưới là phần "Nguồn vốn".

+ Căn cứ vào mức độ linh hoạt của tài sản (hoặc nguồn vốn) để sắp xếp thứ tự các chỉ tiêu trong từng phần theo tính linh hoạt giảm dần của tài sản. (Tài sản lưu động, tài sản cố định; nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu)

+ Kết cấu phần chính của Bảng cân đối kế toán được chia thành 04 cột: Cột chỉ tiêu (tài sản, nguồn vốn); cột mã số; cột số đầu năm; cột số cuối kỳ.

+ Trong từng phần (tài sản hoặc phần nguồn vốn) được chia thành 02 loại, trong các loại được chia thành các mục, trong các mục được chi tiết thành các khoản...

+ Ngoài phần kết cấu chính, Bảng cân đối kế toán có phần phụ: Các chỉ tiêu chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán .

Kết cấu tổng quát của phần chính Bảng cân đối kế toán được trình bày như sau:

Đơn vị:...

Bảng cân đối kế toán

Ngày...tháng...năm

Đơn vị tính...

Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ

1 2 3 4

A - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn I. Tiền

... II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

... B – Các khoản đầu tư tài chính dài hạn I. TSCĐ

... II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ... Tổng cộng tài sản Nguồn vốn A - Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn ... B – Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn quỹ ... Tổng cộng nguồn vốn

10.3.3 Nội dung và ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa pháp lý của Bảng cân đối kế

10.3.3.1: Nội dung của Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản vừa theo kết cấu vốn vừa theo nguồn hình thành vốn. Nội dung của các loại, các mục, các khoản... được phản ánh giá trị các loại tài sản hay nguồn vốn cụ thể hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.

+Phần tài sản: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 02 loại

- Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

Thuộc loại này, bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và chi sự nghiệp.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)