Báo cáo tài chính phải được phản ánh tổng quát, đầy đủ những thông tin có liên quan đếntình hình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 148)

tin có liên quan đếntình hình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đối với từng báo cáo tài chính cụ thể, việc xác định những chỉ tiêu nào là cần thiết, tối thiểu để chuyển tải được nội dung của báo cáo, có như vậy mới đảm bảo tính tổng quát mà không bị quá chi tiết, quá nhiễu thông tin. Mặt khác nếu xác định không đúng thông tin thích hợp để báo cáo thì có thể dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp, không đảm bảo yêu cầu kịp thời của báo cáo tài chính và hệ quả có thể dẫn đến là các quyết định kinh tế bị chậm trễ, mất cơ hội trong kinh doanh của doanh nghiệp...

5- Báo cáo tài chính phải rõ ràng và dễ hiểu.

Người sử dụng thông tin cần phải hiểu biết và lý giải được những thông tin trên báo cáo tài chính. Chất lượng cơ bản của thông tin trên báo cáo tài chính là chúng phải dễ hiểu đối với người sử dụng, tất nhiên người sử dụng phải hiểu biết nhất định về kế toán, về hoạt động về kế toán, về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi kịp thời:

Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc buộc các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo cho các đối tượng sử dụng thông tin đúng thời hạn, có như vậy các thông tin hữu ích mới được sử dụng tổng hợp, phân tích, đánh giá kịp thời và quyết định kinh tế phù hợp được đưa ra đảm bảo được tính thời sự và góp phần định hướng đúng cho doanh nghiệp trong kinh doanh, phát huy và khai thác kịp thời những tiềm năng, những cơ hội trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài những yêu cầu cơ bản nêu trên, mọi số liệu, thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính phải đảm bảo sự phù hợp với những khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực của kế toán tài chính đã được thừa nhận. Có như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự là hệ thống thông tin hữu ích phục vụ cho các đối tượng sử dụng ra được các quyết định phù hợp với mục sử dụng thông tin kế toán tài chính của mình.

10.1.4. Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính

Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

1- Trình bày trung thực:

Các báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của các báo cáo tài chính.

2- Kinh doanh liên tục:

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, Hội đồng quản trị phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục của doanh nghiệp . Các báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở kinh doanh liên tục, trừ khi Hội đồng quản trị dự định hay có lý do để có thể tin tưởng rằng doanh nghiệp mình có thể bị giải thể hoặc giảm phần lớn quy mô hoạt động của mình. Trong quá trình đánh giá, nếu Hội đồng quản trị nhận thấy những sự kiện hay hoàn cảnh có thể có ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh liên tục của doanh nghiệp nhưng việc áp dụng nguyên tắc kinh doanh liên tục

vẫn còn phù hợp, thì cần phải diễn giải các sự kiện và hoàn cảnh đó. 3- Nguyên tắc dồn tích:

Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích.

Theo nguyên tắc dồn tích, các khoản nợ, vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được hạch toán ghi sổ khi phát sinh (chứ không phải như những khoản tiền và tương đương tiền mặt khi nhận hay trả) và được báo cáo trong báo cáo tài chính trong niên độ kế toán mà chúng có liên quan.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 148)