Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán:

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 149)

Các chính sách kế toán được hiểu là những nguyên tắc, cơ sở, điều ước, quy định và thông lệ được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày các báo cáo tài chính.

Để có sự trình bày trung thực thì doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán sao cho các báo cáo tài chính tuân thủ đúng các quy định của các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán cần được áp dụng.

Nguyên tắc này bảo đảm cho sự cân đối thích hợp giữa tính phù hợp và độ tin cậy, tính so sánh và tính dễ hiểu.

Trong những trường hợp không có một chuẩn mực kế toán cụ thể, thì ban giám đốc quyết định đưa ra một chính sách kế toán có thể cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các đối tượng sử dụng ra được các quyết định phù hợp.

5- Tính trọng yếu và sự hợp nhất:

Theo nguyên tắc này, thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sáp nhập với những thông tin khác, mà phải trình bày riêng biệt. Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể có ảnh hưởng tới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin dựa trên các báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục được xem xét trong những trường hợp riêng biệt khi thông tin đó bị bỏ qua không trình bày.

6- Nguyên tắc bù trừ:

Theo nguyên tắc này, khi lập báo cáo tài chính thì tài sản và các khoản công nợ; các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ nhau.

Trong trường hợp nếu tài sản và công nợ; thu nhập và chi phí được bù trừ nhau thì dựa trên cơ sở tính trọng yếu doanh nghiệp phải xem xét đến sự cần thiết diễn giải phần giá trị gộp tại phần thuyết minh báo cáo tài chính.

7- Tính nhất quán:

Theo nguyên tắc này thì việc trình bày và phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính đảm bảo sự nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác.

10.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. 10.2.1.Nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. 10.2.1.Nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Theo Uỷ ban xây dựng các chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASC) thì hệ thống báo cáo tài chính là sự thể hiện về tài chính có kết cấu của những sự kiện có tác động tới một doanh nghiệp về những nghiệp vụ giao dịch của doanh nghiệp đó, bất kể đối với một doanh nghiệp riêng lẻ hay đối với cả tập đoàn sáp nhập nhiều doanh nghiệp. Mục đích chung của việc lập báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và sự lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các

quyết định kinh tế phù hợp.

Luật kế toán Việt Nam qui định về báo cáo tài chính:(Trích tóm tắt) Điều 30. Lập báo cáo tài chính.

1. Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có qui định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ đó.

2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi đã khoá sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của tất cả đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.

3. Báo cáo tài chính phải lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

4. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính.(của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh) gồm:

a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; b) Kết quả hoạt động kinh doanh;

c) Trích lập và sử dụng các quỹ; d) Thu nhập của người lao động.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.

Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính.

1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.

2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.

3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam được lập với mục đích sau:

1- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

2- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Nội dung báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02- DN - Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03- DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh... có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.

Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp.

Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, nhưng phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản.

10.2.2. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính.

Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tề tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

10.2.2.1. Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có Công ty con (công ty trực thuộc) thì phải gửi kèm theo bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng năm của công ty con.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 149)