Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu: Phản ánh các nguồn vốn, các quỹ của

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 154)

doanh nghiệp và nguồn kinh phí (nếu có). Thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp.

Ngoài nội dung chính của Bảng cân đối kế toán thì phần phụ của Bảng cân đối kế toán bao gồm các chỉ tiêu chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán như: Tài sản thuê ngoài; vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi; nợ khó đòi đã xử lý...

- Phần tài sản:

+ ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong báo cáo phần tài sản thể hiện giá trị của các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo như tiền, các khoản đầu tư tài chính, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định... Căn cứ vào nguồn số liệu này cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp từ đó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý nhất với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện tổng số vốn kinh doanh không thay đổi.

+ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần tài sản thể hiện các loại vốn cụ thể mà doanh nghiệp đangcó quyền quản lý, quyền sử dụng (kể cả quyền phải thu) trong hoạt động SXKD. Mặt khác doanh nghiệp phải có trách nhiệm

trong việc sử dụng lượng tài sản đó trong hoạt động SXKD nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Phần nguồn vốn:

+ ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử đụng để bảo đảm cho lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo kế toán. Thông qua các chỉ tiêu này cho phép đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết cấu của từng nguồn vốn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...

+ýnghĩa pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện

quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc đầu tư hình thành kết cấu tài sản. Mặt khác doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn như: Nguồn vốn cấp phát của Nhà nước, nguồn vốn góp của các nhà đầu tư, cổ đông, nguồn vốn vay với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nguồn vốn trong thanh toán (với các chủ nợ, với cán bộ công nhân viên...)

10.3.4. Cơ sở số liệu và phương pháp chung lập BCĐKT

10.3.4.1. Cơ sở số liệu

Nguồn số liệu để lập Bảng cân đối kế toán bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước.

- Số dư các tài khoản loại I,II, III,IV, và loại 0 trên các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo.

- Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (nếu có)

10.3.4.2. Công tác chuẩn bị trước khi lập Bảng cân đối kế toán

Để thực hiện tốt các yêu cầu lập cân đối kế toán, trước khi lập Bảng cân đối kế toán cần thiết phải thực hiện tốt các công việc chuẩn bị sau:

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan(sổ kế toántổng hợp với nhau; sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết), kiểm tra đối

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)