Phương pháp lập cụ thể

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 173)

- Cột số cuối kỳ: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ kếtoán có liên quan (sổ TK cấp 1, cấp 2, sổ chi tiết ) đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập

10.6.3.3. Phương pháp lập cụ thể

10.6.3.3.1. Phương pháp lập phần "Chi phí sản xuất kinh doanh theoyếu tố".

Toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí, bao gồm:

1/ Chi phí nguyên liệu, vật liệu.

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho SXKD trong kỳ báo cáo trừ giá trị nguyên, vật liệu xuất bán hoặc dùng cho công tác XDCB. Thuộc chỉ tiêu này cũng không bao gồm giá mua của hàng bán ra trong kỳ ở các doanh nghiệp

thương mại.

Để có thể quản lý, theo dõi chi tiết hơn các DN có thể báo cáo chi tiết từng loại nguyên liệu, vật liệu như nguyên liệu chính: vật liệu phụ, nhiên liệu...

2/ Chi phí nhân công:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương phải trả trong kỳ báo cáo, bao gồm cả số chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà DN phải nộp cho Nhà nước theo chế độ quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản giảm trừ và số chi phí nhân công cho XDCB hoặc bù đắp bằng các nguồn khác, các khoản tiền chi phí từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Chỉ tiêu "Chi phí nhân công" cũng có thể được báo cáo chi tiết theo từng nội dung như: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội... tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

3/ Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí này phản ánh toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp dùng vào SXKD trong kỳ báo cáo.

4/ Chi phí dịch vụ mua ngoài

Nộidung chỉ tiêu này là toàn bộ giá trị các loại dịch vụ do các đơn vị khác cung cấp, phục vụ cho doanh nghiệp để tiến hành hoạt động SXKD trong kỳ báo cáo như : dịch vụ, lao vụ về điện, nước, điện thoại, vệ sinh...

Đối với các DNSX chỉ tiêu này có thể được kết hợp phản ánh ở chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền.

5/ Chi phí khác bằng tiền

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản chi phí SXKD khác chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên trong kỳ báo cáo như chi phí về tiếp khách, hội nghị, thuê quảng cáo...

Để lập các chỉ tiêu chi phí SXKD theo yếu tố sẽ căn cứ trực tiếp vào số liệu từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí SXKD (theo từng yếu tố) tổng hợp laị để ghi lại từng chỉ tiêu tương ứng, rồi tổng cộng lại được toàn bộ chi phí SXKD theo yếu tố trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

10.6.3.3.2. Phương pháp lập phần "Tình hình tăng giảm TS CĐ"

Các chỉ tiêu phần này phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trì còn lại lúc đầu kỳ và cuối kỳ.

Riêng phần nguyên giá TSCĐ được theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm đối với từng trường hợp: Mua sắm mới, xây dựng mới, giảm do thanh lý, nhượng bán và nguyên giá TSCĐ hiện có lúc cuối kỳ của số TSCĐ chưa sử dụng, đã khấu hao hết và chờ thanh lý, nhượng bán phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu phần này được căn cứ trực tiếp vào các TK 211,212,213,214 (Các TK cấp II liên quan) trên sổ cái và các sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ.

10.6.3.3.3. Một số chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho

10.6.3.3.4.Phương pháp lập phần "Tình hình thu nhập của công nhân viên" Phần này gồm các chỉ tiêu:

- Tổng quỹ lương. - Tiền thưởng. - Tổng thu nhập.

- Tiền lương bình quân. - Thu nhập bình quân.

Các chỉ tiêu trên được phản ánh theo số kế hoạch và số thực hiện kỳ này, thực hiện kỳ trước để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình thu nhập của công nhân viên trong kỳ báo cáo.

Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 334 cả sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên trong kỳ báo cáo để tổng hợp lại ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở cột "Thực hiện kỳ này" còn số liệu để ghi vào cột "Thực hiện kỳ trước" được căn cứ vào số liệu ở cột "Thực hiện kỳ này" của thuyết minh báo cáo tài chính - phần "Tình hình thu nhập của công nhân viên" kỳ trước để ghi.

Số liệu ghi vào cột kế hoạch, được căn cứ vào số liệu kế hoạch để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.

10.6.3.3.5. Phương pháp lập phần "Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu"

Phần này gồm các dòng chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn kinh doanh, các quỹ và nguồn vốn đầu tư XDCB. và các cột phản ánh số đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ và số cuối kỳ theo từng chỉ tiêu.

Nguồn vốn kinh doanh và các nguồn vốn đầu tư XDCB đều được theo dõi chi tiết theo từng nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn vốn khác. Các quỹ của doanh nghiệp cũng được phản ánh chi tiết theo từng loại quỹ phù hợp với việc hình thành và sử dụng quỹ doanh nghiệp của cơ chế tài chính hiện hành.

Ngoài phần này còn trình bày những lý do tăng, giảm chủ yếu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu phần này được căn cứ vào số liệu kế toán trên sổ cái các TK 411,414,415,416,431,441 và các sổ kế toán theo dõi chi tiết từng loại nguồn vốn.

10.6.3.3.6. Phương pháp lập phần "Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác".

Các chỉ tiêu phần này được theo dõi chi tiết theo các khoản đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn vào đơn vị khác và theo từng loại hoạt động đầu tư:

- Đầu tư vào liên doanh - Đầu tư vào chứng khoán - Đầu tư khác.

Ngoài ra đối với từng khoản đầu tư theo dõi tình hình hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ, hiện có cuối kỳ và kết quả đầu tư (lãi, lỗ)

Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 121,128,221,228,421 và sổ kế toán theo dõi chi tiết các khoản đầu tư vào đơn vị khác để ghi vào các dòng cột tương ứng.

10.6.3.3.7. Phương pháp lập phần "Các khoản thu và nợ phải trả".

Phần này bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp vớ các đối tượng khác như: người mua, người bán, Nhà nước,công nhân viên... và được theo dõi riêng thành các khoản phải thu, các khoản phải trả. Đối với từng khoản phải thu, phải trả đều được phản ánh theo số tăng, giảm và hiện có lúc đầu kỳ, cuối kỳ. Riêng số đầu, cuối kỳ còn được theo dõi riêng số đã quá hạn thanh toán. Ngoài ra còn phản ánh cả số tiền đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu phần này được căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán theo dõi chi tiết các khoản phải thu và các khoản phải trả trong kỳ báo cáo.

10.6.3.3.8. Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

1/ Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: - Bố trí cơ cấu tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trong bảng cân đối kế toán) hoặc tổng gía trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong bảng cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Bố trí cơ cấu nguồn vốn:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số nợ phải trả (lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong bảng cân đối kế toán) hoặc tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 400 trong bảng cân đối kế toán) với tổng nguồn vốn (lấy từ chỉ tiêu mã số 430 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

2/ Khả năng thanh toán:

- Khả năng thanh toán hiện hành:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ( lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số các khoản tiền và tương đương tiền (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 và mã số 120 trong bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 310 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (lấy từ số liệu trên sổ kế toán chi tiết) với tổng số nợ dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 320 trong bảng cân đối kế

toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

3/ Tỷ suất sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 50 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập khác (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 21 và mã số 31 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính tên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập khác (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 21 và mã số 31 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Tỷ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 50 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 410 trong bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Một phần của tài liệu bài giảng kê toán tài chính doanh nghiệp (Trang 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)