- Cột số cuối kỳ: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ kếtoán có liên quan (sổ TK cấp 1, cấp 2, sổ chi tiết ) đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập
10.7.2.1. Trườnghợp mua 100% nguồn vốn cổ phần thường của cty khác
Trong trường hợp này ngoài nguyên tắc và trình tự hợp nhất báo cáo, cần lưu ý các điểm sau:
- Nguồn vốn cổ phần thường luôn là nguồn vốn của cty mẹ
- Các khoản dự trữ hợp nhất là khoản dự trữ của cty mẹ cộng với khoản dự trữ của tập đoàn sau khi mua cổ phần trong cty con.
- Khoản đầu tư vào công ty con và nguồn vốn cổ phần thường của cty con sẽ được xoá bỏ trên BCĐKT hợp nhất.
Ví dụ: Công ty A mua toàn bộ 100% nguồn vốn cổ phần thường của Cty B . Chi phí đầu tư vào Cty B là 1.000.000 USD. Khi đó các báo cáo BCĐKT sẽ là:
Chỉ tiêu CtyA CtyB B/cáo t/c hợp nhất Nguồn vốn cổ phần thường 2.000 1.000 2.000 Dự trữ 1.000 500 1.500 Cộng: 3.000 1.500 3.500 Tài sản cố định 1.400 600 2.000
Đầu tư vào công ty con 1.000 - -
Tài sản lưu động thuần(tổng TSLĐ- Nợ NH) 600 900 1.500
Cộng: 3.000 1.500 3.500
10.7.2.2.Trường hợp mua một phần nguồn vốn cổ phần thường của cty khác
Trong trường hợp này BCĐKT hợp nhất có thể được lập theo một trong hai cách sau:
- Hợp nhất theo tỷ lệ
- Hợp nhất theo cổ đông thiểu số a) Phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ
Giả sử có số liệu về BCĐKT ngày 31/12/N của Công ty A và Công ty B như sau (ĐV: 1.000 USD). Công ty A mua 80% cổ phần của Công ty B, chi phí đầu tư vào công ty B là 800.000 USD.
Nội dung phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ là căn cứ vào phần tham gia của tập đoàn trong công ty con lợi nhuận và tài sản. Ta có thể tính các khoản như sau:
-Dữ trữ: 1.000 + (80% x 500) = 1.400 -Tài sản cố định: 1.600 + (80% x 600) = 2.080 -Tài sản lưu động thuần: 600 + (80% x 900) = 1.320
(Vì Công ty A mua 80% cổ phần của Công ty B). Báo cáo BCĐKT hợp nhất như sau:
Bảng cân đối kế toán Ngày31/12/N (Đơn vị: 1.000 USD)
Chỉ tiêu Công ty A Công ty B B/c hợp nhất
Nguồn vốn cổ phần thường 2.000 1.000 2.000
Dự trữ... 1.000 500 1.400
Cộng: 3.000 1.500 3.400
Tài sản cố định 1.600 600 2.080
Đầu tư vào công ty con 800 - -
Tài sản lưu động thuần 600 900 1.320
Cộng: 3.000 1.500 3.400
b) Phương pháp cổ đông thiểu số:
Theo phương pháp này, khi lập báo cáo BCĐKT hợp nhất người ta không tính đến những nguồn lực sẵn có của tập đoàn. Phần nguồn vốn cổ phần còn lại của công ty con (sau khi đã trừ phần công ty mẹ mua) được tính cho một đồng sở hữu số cổ phần còn lại (nhỏ hơn) đó và gọi là cổ đông thiểu số. Khi đó trên BCĐKT hợp nhất sẽ thể hiện thêm phần tài sản của cổ đông thiểu số như sau:
Bảng cân đối kế toán Ngày31/12 năm N (Đơn vị: 1.000 USD) Chỉ tiêu Công ty A Công ty B B/c hợp nhất
Dự trữ... 1.000 500 1.400
Cổ đông thiểu số - - 300*
Cộng 3.000 1.500 3.700
Tài sản cố định 1.600 600 2.200 Tài sản lưu động thuần 600 900 1.500
Cộng 3.000 1.500 3.700
Trong đó: * = Tài sản thuần của Công ty con (B) x (100% - 80%) * = (600 + 900) x (100% - 80%) = 300*