Marketing và marketing vận tải

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của hành khách đi xe khi sử dụng dịch vụ mai linh express nha trang (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Marketing và marketing vận tải

Có rất nhiều định nghĩa marketing khác nhau, song ta sẽ đi tìm hiểu ba định nghĩa sau:

Theo Philip Cotler thì “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của con người thông qua quá trình trao đổi “.

Còn theo một chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên Hợp Quốc thì

“Marketing là một khoa học quản lí toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng. Nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường, hay nói cách khác là lấy thị trường làm định hướng“.

Theo quản trị marketing của Philip Cotler thì: “Marketing là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”.

Những định nghĩa trên của marketing đều dựa trên những khái niệm cốt lỏi sau: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing. Những khái niệm này được minh họa theo sơ đồ 2.1 dưới đây

Sơ đồ 2.1: Chuỗi khái niệm cốt lỏi trong marketing Nguồn : Philip Cotler - Quản trị marketing ( 2001, ) 2.2.2. Sự cần thiết

Ngày nay, giới kinh doanh đều thấy rất rừ sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như vị trí của marketing. Bởi vì một lí do rất dễ nhận thấy là mục tiêu của doanh nghiệp là bán được hàng bằng cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, là lực lượng có quyền quyết định cao nhất đối với doanh nghiệp. Và marketing là giải pháp hữu hiệu nhất cho mục tiêu của doanh nghiệp, ít nhất là trong thời đại ngày nay.

Hình 2.1 sau đây mô phỏng quá trình phát triển quan điểm về vai trò, vị trí của marketing trong công ty, qua đó cho thấy sự cần thiết của marketing trong doanh nghiệp như thế nào.

Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu

Sản phẩm Giá trị, chi phí và sự hài lòng

Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ

Thị trường

Marketing và người làm

Marketing

Hình 2.1: Quá trình phát triển quan điểm về vai trò, vị trí của marketing trong công ty Nguồn : Philip Cotler - Quản trị marketing ( 2001, )

tài chính sản xuất

nhân sự Marketing

sản xuất tài chính

Marketing nhân sự

sản xuất

nhân tài

Khách hàng sự chính Marketing

( a )Marketing là một chức năng ngang hàng

( b ) Marketing là một chức năng quan trọng hơn

(d) khách hàng giữ chức năng khống chế

sản xuất Marketing

nhân tài sự chính sản xuất

Marketing

nhân sự Tài chính

khách hàng

(c)Marketing là một chức năng chủ yếu

(d) khách hàng giữ chức năng khống chế, Marketing giữ chức

năng hợp nhất.

2.2.3. Vai trò

Marketing là một công cụ cho việc xác định phương hướng và hoạch định kế hoạch tiếp thị cho tương lai, marketing có một vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh.

 Marketing hướng dẫn chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nhờ hoạt động marketing mà các quyết định đề ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có đầy đủ thông tin hơn để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

 Marketing xỏc định rừ phải sản xuất cỏi gỡ? Bao nhiờu? Sản phẩm cú đặc điểm như thế nào? Cần sử dụng nguyên liệu gì? Giá bán bao nhiêu? Bán cho ai?

Bán như thế nào? Bán vào thời gian nào?

 Marketing tạo tiền đề cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tiến trình khảo sát, tìm hiểu thị trường để giúp doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ cấu sản xuất phù hợp, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp, tăng khả năng thích nghi với môi trường.

 Hoạt động marketing là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua khâu trung gian như: lưu thông, phân phối, quảng cáo, khuyến mãi, PR.

 Marketing có ảnh hưởng lớn đến doanh số, chi phí, lợi nhuận, và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự liên kết phối hợp các yếu tố con người với sản xuất, tài chính, tiêu thụ. Chính những vai trò trên, marketing đã đem lại thắng lợi huy hoàng cho rất nhiều nhà kinh doanh. Và để tôn vinh nó, người ta sử dụng rất nhiều từ ngữ để ca ngợi như:

 Marketing là “học thuyết chiếm lĩnh thị trường”

 Marketing là “nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh hiện đại”

 Marketing là “bí quyết để tạo thắng lợi trong kinh doanh”

 Marketing là “phương thức kinh doanh hiện đại trong thời đại hiện đại”

 Marketing là “nghệ thuật mang lại những giá trị cuộc sống ngày càng tốt hơn”

2.2.4. Chức năng

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì có phương thức marketing khác nhau và ảnh hưởng của marketing cũng khác nhau, song nhìn chung dù ở lĩnh vực nào thì Marketing củng đều có một số chức năng cơ bản sau:

 Nghiên cứu thị trường, phân tích cơ hội thị trường, những nhu cầu và những tiềm năng, dự báo hướng phát triển trong tương lai.

 Phân khúc thị trường và tìm cách tiếp cận thị trường một cách hữu hiệu nhất, cũng như làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và cuối cùng là mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, qua phân tích thị trường chúng ta có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng và biến đổi của thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

 Kích thích sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong kinh doanh về góc độ kỹ thuật cũng như quản lí. Vì yêu cầu của con người ngày càng cao và có những yêu cầu ngày càng khắt khe. Nếu doanh nghiệp chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện tại trong một thị trường luôn biến đổi và có sự cạnh tranh quyết liệt thì khó có thể tồn tại. Do đó, việc áp dụng khoa học công nghệ cũng như khoa học quản lý và các khoa học khác là một điều tất yếu.

 Không ngừng hoàn thiện đổi mới hệ thống cung ứng sản phẩm để tìm ra một kênh phân phối hợp lý nhất, hiệu quả nhất cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.

 Tăng cường tính hiệu quả kinh tế, đó là đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

 Cho phép doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn trong kinh doanh như mặt hàng, chủng loại, thị trường mục tiêu, cách thức tiếp cận, các hình thức phân phối, các chiến lược giá, các hình thức quảng cáo khuyến mãi....

 Nâng cao hết mức chất lượng cuộc sống: mục đích cơ bản của marketing là phải hoàn thiện chất lượng sống, tức là:

 Chất lượng, số lượng mặt hàng, giá cả phải chăng, dễ tiếp cận về thông tin cũng như về việc mua bán, thái độ phục vụ tốt trước, trong và sau khi bán.

 Chất lượng của môi trường, nghĩa là sản phẩm dịch vụ phải đảm bảo an toàn cho môi trường sống của con người ở hiện tại lẫn trong tương lai.

 Đảm bảo giữ gìn môi trường văn hóa, phát huy nền văn hóa bản địa đồng thời kế thừa những tinh hoa văn hóa tiến bộ của loài người.

2.3. Lý thuyết về dịch vụ

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của hành khách đi xe khi sử dụng dịch vụ mai linh express nha trang (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)