Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của hành khách đi xe khi sử dụng dịch vụ mai linh express nha trang (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG

3.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố

3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Mục tiêu đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha là kiểm tra xem các mục hỏi nào đã có đóng góp vào việc đo lường một khái niệm lý thuyết mà ta đang nghiên cứu, và những mục hỏi nào không. Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới các biến tiềm ẩn để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu, để thang đo có độ tin cậy thỏa mãn điều kiện cho phép.

Điều này liên quan tới hai phép tính toán: tương quan giữa bản thân các mục hỏi và tương quan giữa các điểm số của từng mục hỏi với điểm số của toàn bộ các mục hỏi cho mỗi người trả lời. Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Cronbach Alpha sẽ cho biết các đo lường của chúng ta có liên kết với nhau hay không.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu ( Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) (Hoàng Trọng, 258, 2005).

Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo như sau:

Thành phần nhanh chóng bao gồm 4 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.689. Các hệ số tương quan biến tổng của thành phần này đều lớn hơn 0.3; nhỏ nhất là 0.382 nó thuộc về biến nhanhchong1 và nếu bỏ biến này đi thì thành phần này chỉ còn lại 3 biến quan sát và Cronbach Alpha của thành phần này sẽ tăng lên 0.707, các Cronbach Alpha của biến còn lại phù hợp. Vì vậy chúng ta sẽ loại biến nhanhchong1 trong phân tích EFA tiếp theo. (xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến nhanh chóng).

Thành phần thuận tiện bao gồm 8 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.810. Biến thuantien7 có Cronbach Alpha 0.811, tuy nhiên tương quan biến - tổng của biến này là 0.44 ( >0.3). Vì vậy chúng ta có thể giữ lại biến này trong thành phần cho phân tích EFA tiếp theo.(xem phụ lục 2, phân tích alpha thuân tiện).

Thành phần an toàn bao gồm 10 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.881. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều đạt yêu cầu,

nhỏ nhất là 0.529, Cronbach Alpha các biến trong thành phần không có vấn đề gì.

Vì vậy tất cả biến trong phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

(xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến an toàn).

Thành phần tiện nghi bao gồm 7 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.864. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều đạt yêu cầu, nhỏ nhất là 0.514, Cronbach Alpha các biến trong thành phần không có vấn đề gì. Vì vậy chúng ta sẽ giữ lại các biến này trong thành phần cho phân tích EFA tiếp theo.

(xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến tiện nghi).

Thành phần văn minh lịch sự bao gồm 5 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.875. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều đạt yêu cầu, nhỏ nhất là 0.647, Cronbach Alpha các biến trong thành phần không có vấn đề gì. Vì vậy chúng ta có thể giữ lại các biến này trong thành phần cho phân tích EFA tiếp theo. (xem phụ lục 2 – phân tích alpha 5).

Thành phần đáp ứng bao gồm 7 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha khá thấp là 0.509. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều nhỏ, lớn nhất là 0.52; và nhỏ nhất là 0.142, nó thuộc về biến dapung6 và nếu bỏ biến này đi thì thành phần chỉ còn lại 6 biến quan sát và Cronbach Alpha của thành phần này sẽ tăng lên 0.851, các Cronbach Alpha của biến còn lại phù hợp. Vì vậy chúng ta sẽ loại biến dapung6 trong phân tích EFA tiếp theo.

(xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến đáp ứng).

Thành phần thỏa đáng bao gồm 3 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.793. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều thỏa mãn điều kiện; nhỏ nhất là 0.480, nó thuộc về biến thoadang3 và nếu bỏ biến này đi thì thành phần chỉ còn lại 2 biến quan sát và Cronbach Alpha của thành phần này sẽ tăng lên 0.900, các Cronbach Alpha của biến còn lại phù hợp. Vì vậy chúng ta sẽ loại biến thoadang3 trong phân tích EFA tiếp theo. (xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến thỏa đáng).

Thành phần sự hài lòng của hành khách bao gồm 4 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.913. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều đạt yêu cầu, nhỏ nhất là 0.745, Cronbach Alpha các biến trong thành phần không có vấn đề gì. (xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến hài lòng).

Thành phần sự trung thành của hành khách bao gồm 3 biến quan sát ban đầu, có Cronbach Alpha là 0.909. Các hệ số tương quan biến tổng của các thành phần này đều đạt yêu cầu, nhỏ nhất là 0.788, Cronbach Alpha các biến trong thành phần không có vấn đề gì. (xem phụ lục 2 – phân tích alpha nhóm biến trung thành).

Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7: Kết quả phân tích Cronbach’ Alpha cho các nhóm biến trong mô hình Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach Alpha

nếu loại biến Nhanh chóng

Nhanhchong1 17.4160 8.140 .383 .707

Nhanhchong2 16.5360 8.129 .548 .573

Nhanhchong3 16.7400 9.093 .471 .626

Nhanhchong4 16.4600 9.751 .560 .597

CronbachAlpha = 0.689 Thuận tiện

Thuantien1 35.6160 45.723 .550 .786

Thuantien2 35.5800 46.100 .534 .788

Thuantien3 35.9640 44.212 .579 .781

Thuantien4 36.7360 44.581 .515 .790

Thuantien5 35.8200 46.092 .565 .785

Thuantien6 36.4720 41.327 .583 .779

Thuantien7 37.6200 41.939 .440 .811

Thuantien8 36.0760 46.352 .528 .789

CronbachAlpha = 0.810 An toàn

Antoan 1 49.7680 53.199 .645 .867

Antoan2 49.8440 53.698 .635 .868

Antoan3 50.3040 53.907 .626 .868

Antoan4 50.1160 54.488 .594 .871

Antoan5 49.8720 53.357 .684 .864

Antoan6 49.7440 54.986 .671 .866

Antoan7 50.4040 53.575 .565 .874

Antoan8 50.0680 53.405 .612 .869

Antoan9 50.4160 53.393 .563 .874

Antoan10 49.7200 57.214 .529 .875

CronbachAlpha = 0.881 Tiện nghi

Tiennghi1 30.3040 44.116 .514 .861

Tiennghi2 30.7520 41.826 .664 .842

Tiennghi3 31.3880 40.752 .611 .849

Tiennghi4 31.2880 39.603 .715 .834

Tiennghi5 30.9760 39.204 .669 .841

Tiennghi6 30.8240 42.941 .579 .853

Tiennghi7 30.9240 39.508 .699 .836

CronbachAlpha = 0.864 Văn minh lịch sự

Vanminhlichsu1 22.9320 13.509 .707 .849

Vanminhlichsu2 22.7880 13.646 .827 .819

Vanminhlichsu3 22.9120 15.125 .655 .860

Vanminhlichsu4 22.3480 14.830 .707 .849

Vanminhlichsu5 23.0040 14.012 .647 .864

CronbachAlpha = 0.875

Đáp ứng

Dapung 34.2280 56.386 .396 .447

Dapung 34.0560 55.242 .500 .427

Dapung 33.8400 56.978 .484 .442

Dapung 34.2200 55.369 .520 .426

Dapung 34.5240 56.130 .417 .442

Dapung 33.5080 28.990 .142 .851

Dapung 33.8960 57.098 .481 .444

Cronbach Alpha = 0.509 Thỏa đáng

Thoadang 10.3280 4.888 .714 .642

Thoadang 10.3880 4.688 .748 .603

Thoadang 11.4760 5.086 .480 .900

Cronbach Alpha = 0.793 Hài lòng

Hailong1 17.0440 9.351 .745 .906

Hailong2 16.8920 8.458 .850 .869

Hailong3 16.8440 9.337 .751 .904

Hailong4 16.9120 8.538 .862 .865

Cronbach Alpha = 0.913 Trung thành

Trungthanh1 10.7880 7.348 .832 .854

Trungthanh2 10.5400 7.045 .829 .857

Trungthanh3 10.6160 7.796 .788 .890

Cronbach Alpha = 0.908

Kết quả cho thấy, sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và loại bỏ những biến không tốt, hệ số tin cậy của các nhóm biến đều đạt khá cao, thấp nhất là 0.707 và cao nhất là 0.913. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy kết quả cuối cùng được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố.

Một phần của tài liệu Đo lường sự thỏa mãn của hành khách đi xe khi sử dụng dịch vụ mai linh express nha trang (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)