Đến tháng 11/2021, Việt Nam có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương và

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 181 - 183)

Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu được tổ chức kỷ niệm và tôn vinh trên phạm vi quốc tế theo tiêu chí của UNESCO. Dù đều là những vĩ nhân có cống hiến kiệt xuất trong lĩnh vực văn hóa, nhưng mỗi danh nhân được vinh danh có đặc điểm và vị thế trong lịch sử văn chương, lịch sử văn hóa khác nhau.

Đại diện của nửa cuối thế kỷ XIX, nối tiếp dịng chảy tư tưởng nhân văn, tình thương yêu con người là Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời nhà thơ phải chịu đựng biết bao trắc trở của số phận: thương mẹ mà mẹ mất đột ngột, bỏ thi đại khoa về quê mẹ chịu tang, trên đường về vất vả bị mù mắt, rồi bị nhà vợ chưa cưới từ hơn, nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã vượt lên số phận hẩm hiu để trở thành một thầy thuốc, một thầy giáo và nhà nho sáng tác thơ văn. Sống trong thời loạn lạc, nhưng tấm lòng sáng trong hiểu rõ sự khốn khổ của con người, thương yêu con người là minh chứng cho phẩm giá của một nhà văn hóa. Chính vì thế, nhân cách trong cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tạo văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Hơn 150 năm qua, đã có rất nhiều sáng tác văn hóa nghệ thuật cả dân gian lẫn chuyên nghiệp về Nguyễn Đình Chiểu, với Nguyễn Đình Chiểu đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng tác phẩm, sâu sắc về giá trị cả nội dung lẫn hình thức. Trong những sáng tạo văn hóa về Nguyễn Đình Chiểu, với tình cảm, sự ngưỡng mộ và kính trọng, các tác giả đã khắc họa chân dung một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học nghệ thuật của dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất của nước ta nửa sau thế kỷ XIX. Trong khi đó, những sáng tạo văn hóa nghệ thuật với Nguyễn Đình Chiểu lại là các nhân vật, các câu thơ của nhà thơ, mà chủ yếu là trong truyện thơ Lục Vân Tiên được cộng đồng hóa, thành tài sản của cộng đồng qua q trình đồng sáng tạo, quá trình tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với dân gian, với các văn nghệ sĩ. Trong văn chương Việt Nam, đến nay chỉ có Truyện Kiều của Nguyễn Du và

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có đặc điểm này. Nếu

người dân phía Bắc bói Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều v.v. thì người dân phía Nam nói thơ Vân Tiên, nhại thơ Vân Tiên, vọng cổ Vân Tiên v.v.. Các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ cũng có nhiều sáng tác về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông. Sức sống của tác phẩm mà sinh thời Nguyễn Du tự hỏi: (Bất

tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?)

(Không biết ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc

mình), Nguyễn Đình Chiểu từng u buồn “Man mác trăm

chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời; phơi pha một mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất”, thì hàng loạt sáng tác dân gian, sáng tác của các văn nghệ sĩ về các nhà thơ, nhà văn hóa chính là câu trả lời rõ ràng và sâu sắc. Sự khẳng định ấy vượt khỏi ranh giới quốc gia đến tầm nhân loại qua sự vinh danh của UNESCO. Hai trăm năm đã trôi qua, sức sống của nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu bất tử trong hành trình cùng dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 181 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)