Lê Trần Đức: “Tìm hiểu Ngư Tiề uy thuật vấn đáp”, in trong sách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 93 - 95)

Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.65.

2. Trần Hữu Nghiệp: “Y đức học Việt Nam trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.147-148. vấn đáp”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.147-148.

thật lớn nên Ngư Tiều y thuật vấn đáp có thể coi là một

bách khoa thư về y học của Nam Bộ vào thời điểm ấy. Mặt khác, Nguyễn Đình Chiểu rất chú trọng y đức. Y đức mà Nguyễn Đình Chiểu chủ trương trong Ngư Tiều y thuật

vấn đáp và thực hiện trong cuộc đời làm thầy thuốc chữa bệnh cứu người có sự tương đồng với Lời thề Hippocrates của Tây y. Ở các nước thuộc châu Âu và châu Mỹ, mỗi khi một sinh viên y khoa ra trường, trước lúc nhận tấm bằng bác sĩ để vào đời hành nghề, đều trịnh trọng tuyên thệ lời thề Hippocrates trong khơng khí vơ cùng trang nghiêm của buổi lễ tốt nghiệp. Lời thề truyền thống đó, trong một chừng mực nhất định đã mang một ý nghĩa thiêng liêng, cao quý, có tác dụng thôi thúc, động viên người thầy thuốc làm việc thiện, răn điều ác trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình. Cách đây hơn một thế kỷ, ở Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã làm như vậy, khi viết:

Xưa rằng: Thầy thuốc học thông, Thể theo trời đất một lòng hiếu sinh.

Giúp đời chẳng vụ tiếng danh, Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghẻ tài.

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp) Sự uyên thông về y lý, tất cả những tâm huyết về nghề y và tấm lòng đối với đất nước đã được thể hiện ở tác phẩm

Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một tác phẩm nổi tiếng dạy đạo cứu người và đạo làm người trong hoàn cảnh nước khơng cịn chủ quyền, người dân chịu cơ khổ. “Cuốn sách mang lại lợi ích thiết thực cho những người nơng dân Việt Nam thất học.

Họ đã từng học thuộc lòng tác phẩm đó bởi vì thời bấy giờ họ khơng tìm đâu ra cách chữa bệnh cả”1.

Bên cạnh đó, trong tác phẩm Nỗi lòng Đồ Chiểu, tác giả

Phan Văn Hùm cịn thuật lại lời ơng Nguyễn Văn Tri rằng Nguyễn Đình Chiểu cịn có ba bộ sách thuốc: Tam thập lục nạn, Huê hiên mạch phú và Lư sơn mạch phú mà đến nay vẫn

chưa tìm thấy. Như thế, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu vừa thực hành việc chữa bệnh cho bệnh nhân, vừa truyền dạy y học qua việc viết các sách y học, vừa thực hành kiến thức y học mà mình đọc được, học được, vừa nêu cao y đức của người hành nghề chữa bệnh. Nhận xét của tác giả Lê Trí Viễn thật xác đáng: “Thầy Tú làm thuốc thì có cái đã vượt lên trên cao trong nghề, bởi thầy đặt việc chữa bệnh vào trong lẽ hiếu sinh của đất trời, nên lịng thương người của thầy mênh mơng như biển lớn. Thầy lại còn coi việc cứu người như cứu nước trong hồn cảnh đất nước nóng bỏng nạn xâm lăng, nên thầy càng thấy trong đó một hoạt động thiêng liêng và thầy đã cống hiến hết mình với một tinh thần trách nhiệm, cao cả”2.

Trong cuộc đời, cùng với việc dạy học, chữa bệnh cho bệnh nhân, Nguyễn Đình Chiểu cịn sáng tác văn chương. Sự nghiệp sáng tác văn chương của ông, về mặt số lượng tác phẩm có 3 truyện thơ Nơm: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà

Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp; có các bài văn tế: Văn tế

_______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)