Cao Tự Thanh: Nho giáo ở Gia Định, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.139.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 126 - 132)

bài thơ Thần, phú Bạch Đằng giang của Trương Hán Siêu,

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi,... Nguyễn Đình Chiểu đã

kế thừa được cái vốn tinh thần quý báu ấy của tiền nhân bằng những tác phẩm thấm đẫm tinh thần kháng chiến chống xâm lăng.

Đối mặt với làn sóng xâm lược của chủ nghĩa thực dân, giới trí thức Nam Kỳ có những thái độ ứng xử rất khác nhau. Một số quan lại, trí thức Nho học có số phận gắn liền với sự thăng trầm của triều đình nhà Nguyễn đã chủ trương cầu hòa với thực dân Pháp, đi ngược lại ý chí của nhân dân và phải mang bia miệng mn đời. Một bộ phận trí thức tân học thì cởi mở tiếp thu tinh hoa văn hóa Pháp, mong muốn hợp tác với chính quyền thực dân để phát triển đất nước, đã hứng chịu đủ lời khen tiếng chê trong suốt nhiều thập niên sau này. Một số trí thức trung dung, vừa có tri thức Nho học, vừa có tri thức Tây học, tuy gắn bó với triều đình nhà Nguyễn, nhưng cũng khơng xa lạ với các nguyện ước của nhân dân (tiêu biểu như Nguyễn Thơng). Riêng Nguyễn Đình Chiểu có quan điểm rất rõ ràng, dứt khốt: đó là chống thực dân không khoan nhượng. Đối với ông, trước cảnh “nước mất, nhà tan” sẽ khơng có bất kỳ sự thỏa hiệp nào giữa nhân dân Nam Bộ với bọn đế quốc, thực dân. Đó là chân lý và cũng là đạo lý mà ơng thể hiện nhất qn trong tồn bộ sáng tác văn chương của mình. Ơng cổ xúy và ủng hộ đánh giặc đến cùng, đánh bằng mọi giá, mọi phương diện, bất kể tính mạng và tài sản cá nhân. Ơng ln đứng về phía lực lượng yêu nước, kể cả trong thời điểm suy vi nhất của đất nước. Chính vì vậy,

mặc dù khơng đỗ đạt cao, không tạo được chút công danh nào, nhưng ông lại được nhân dân Bến Tre nói riêng, nhân dân Nam Kỳ lục tỉnh nói chung vơ cùng u mến và ca tụng. Trong số các nhà văn chống Pháp đương thời như Cử Trị, Thủ khoa Huân, Hồ Hn Nghiệp, v.v., Nguyễn Đình Chiểu chính là ngơi sao sáng nhất trong dòng thơ văn yêu nước chống ngoại xâm.

Trong sáng tác của ông giai đoạn này, từ thơ Đường, thơ lục bát đến văn tế, tinh thần tranh đấu, khẩu chiến không bao giờ nhạt nhịa. Ơng căm ghét bọn thực dân xâm lược đến cực độ và tất cả những điều đó được phản ánh trong từng dòng thơ:

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.

Những bài văn tế của ông (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,

Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, Văn tế Trương Công

Định), các bài thơ điếu (Thơ điếu Trương Công Định, Thơ điếu Phan Cơng Tịng, Thơ điếu Phan Thanh Giản) và các bài

thơ Đường luật: Từ biệt cố nhân, Chạy giặc, Xúc cảnh, Than

đạo, Trời bão, v.v. đều được sáng tác dưới ánh sáng của tư tưởng yêu nước này.

Yêu nước là truyền thống hằng xuyên, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và đã được thể hiện đậm nét trong thơ văn của các triều đại đi trước: Lý, Trần, Lê. Nhưng nhân vật trung tâm trong các sáng tác đó chủ yếu là các vị vua chúa, danh tướng, quan lại, hào kiệt, nói chung là tầng lớp trên trong xã hội. Hình tượng nhân dân cũng đã được đề cập, nhưng nhìn chung cịn

chung chung và mờ nhạt. Chỉ đến Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam, những người nông dân chân đất được bước lên vũ đài lịch sử, trở thành những anh hùng chiến trận chống giặc ngoại xâm.

Nếu ở truyện thơ Lục Vân Tiên là người anh hùng quân

tử có một dáng dấp phi thường, thì ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người anh hùng nơng dân bình thường nhưng vĩ đại. Tư duy nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu có sự nối tiếp truyền thống nhưng đã bước sang một sự đổi mới. Và chính nó tạo ra cho văn học Nam Bộ một bước nhảy vọt. Văn học yêu nước Nam Bộ trở thành ngọn cờ đầu của văn thơ yêu nước của cả nước trong thời kỳ chống ách thống trị của thực dân Pháp mà Đồ Chiểu là người cầm cờ đi tiên phong.

Nguyễn Đình Chiểu đã để những nông dân Nam Kỳ lục tỉnh quanh năm “cơi cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ” bước vào văn chương. Dưới ngịi bút của ơng, họ hiện lên thật chân thực, sống động với tư cách những nhân vật anh hùng:

... Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xơ cửa xơng vào liều mình như chẳng có.

Trước sự bạc nhược, thỏa hiệp của triều đình Huế, người nơng dân đã mạnh mẽ vùng lên chống Pháp, thực sự làm chủ cuộc đấu tranh chống xâm lược. Họ quyết tâm đánh giặc bằng mọi giá, thề sống mái với giặc và khi thác xuống vẫn tiếp tục phù hộ cho những người sống đánh giặc:

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia.

Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người dân cày yêu nước hiện lên trong một nhân cách đa diện nhưng thống nhất. Điểm chung ở họ là lòng yêu nước nồng nàn. Trong điều kiện bình thường, họ là những con người bị lãng quên trong đáy sâu của lịch sử phong kiến, mặc dù họ là lực lượng đơng đảo nhất. Dưới ngịi bút của Nguyễn Đình Chiểu, họ đã trở thành những hình tượng chói lọi trên phông nền truyền thống ái quốc và vệ quốc của dân tộc. Phát hiện ra cái phẩm cách của lực lượng xã hội vĩ đại này là một đóng góp lớn của Nguyễn Đình Chiểu. Ơng đã xây dựng một tượng đài bất hủ bằng thơ về những nghĩa binh yêu nước đánh đuổi ngoại xâm. Đó là bệ đỡ tinh thần cho những nông dân chân đất Nam Kỳ lục tỉnh sống mãi với lịch sử anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh những nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu cũng hết lời ca ngợi những nghĩa tướng đứng lên chống quân xâm lược. Khi khơng cịn hy vọng vào triều đình Tự Đức, giai cấp nơng dân đã lựa chọn cho mình một thủ lĩnh xứng đa ́ng: Trương Định. Qua

sự lựa chọn này, người nông dân chứ không phải triều đình, chính thức trở thành người chủ quyết định vận mệnh của dân tộc. Chí khí và lịng dũng cảm của Trương Định đã trở thành tấm gương cổ vũ họ tiếp tục chiến đấu: “Thà chẳng may một giấc chốn sa trường, da ngựa bọc thây mới phải”.

Đối với họ, đa ́nh giặc, giữ nước là nghĩa vụ thiêng liêng,

chết ở sa trường là niềm tự hào của đấng trượng phu, xem chết vì nghĩa là ba ́o đền ơn đất nước:

Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại.

Trương Định hy sinh, thực dân Pháp cho rằng ý chí chiến đấu của người dân Nam Bộ sẽ suy giảm, nhưng với Nguyễn Đình Chiểu, đó là hành động “dãi tấm gan vàng, dốc bầu ma ́u đỏ”, “giãi tấm lòng son” tiếp thêm nhiệt huyết và lòng căm thù đối với quân giặc. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã tạc những anh hùng như Trương Công Định, Phan Cơng Tịng vào lịch sử. Máu và lệ chan hồ trên những trang viết của ơng, nhưng tinh thần bất khuất của những người con yêu nước mãi trở thành “ngơi đền thiêng” trong lịng người dân Việt Nam.

Trong văn thơ chống Pháp, Nguyễn Đình Chiểu khơng trở lại với đề tài “trung hiếu tiết nghĩa” nhưng vẫn nói đến “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, nói đến đạo quân thần, nghĩa tơi con, nói đến “trí qn, trạch dân” với ý nghĩa rộng mở hơn:

Làm người trung nghĩa đáng bia son,

Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn.

Cơm áo đền bồi ơn đất nước, Râu mày giữ vẹn phận tôi con.

(Thơ điếu Phan Tòng, IX)

Rõ ràng nhân nghĩa, trung hiếu ở đây có nội dung mới, cao hơn so với nhân nghĩa thể hiện trong Lục Vân Tiên. Nhân nghĩa không phải là để xây dựng một xã hội phong kiến, dù đó là xã hội phong kiến lý tưởng, mà trước hết là để chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, cứu dân lành trong thời loạn.

Trong sáng tác văn chương thể hiện tư tưởng phi thực dân hóa của thế giới thế kỷ XIX, nếu các nước phương Tây muốn thực dân hóa châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh thì trí thức

phương Đơng, châu Phi lại chống thực dân hóa. Hình tượng những anh hùng chân đất, những tướng lĩnh theo bụng dân, đứng lên chống giặc xâm lược phương Tây mà Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo, chính là biểu tượng chân thực, sinh động của tư tưởng phi thực dân hóa ở Việt Nam khi ấy, mà không phải quốc gia nào cũng xuất hiện ở thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)