giáo dục tại các trấn (sau là các tỉnh). Năm 1807, khoa thi Hương đầu tiên được mở, năm 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình. Các vua triều Nguyễn đề cao Nho học, phục hưng chế độ phong kiến với nhà nước trung ương tập quyền, bởi trong thế kỷ XVIII, ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong, Nho giáo đã tàn tạ, suy sụp. Về mặt đối nội, nước Việt Nam thời vua Gia Long xuất hiện nhiều chính sách tàn bạo: tăng thuế khóa, phu phen, lao dịch nặng nề nên người dân ở các vùng quê bất bình, đứng lên khởi nghĩa. Trong 18 năm dưới thời vua Gia Long, trong nước ta xuất hiện khoảng 90 cuộc khởi nghĩa của người dân. Nhà vua cho soạn và ban hành Hoàng triều luật lệ, hay còn gọi là Luật Gia Long, sao chép bộ luật của nhà Thanh ở Trung Quốc nên rất khắc nghiệt chứ không tiến bộ như Luật Hồng Đức của nhà Lê. Về mặt đối ngoại, vương triều cấm người dân bn bán với nước ngồi, nhưng cho phép các giáo sĩ truyền đạo, sử dụng một số người phương Tây trong việc huấn luyện cho quân đội, xây thành trì.
Năm 1820, vua Gia Long mất, Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi vua với niên hiệu là Minh Mạng, nhà vua tiếp tục duy trì chính sách của vua Gia Long: Bế quan tỏa cảng, khước từ mọi giao lưu với phương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiến Việt Nam dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật của phương Tây. Trong thời gian trị vì, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính: lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Kinh đô Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh. Nhà vua rất quan tâm đến Nho giáo,
duy trì chế độ khoa cử theo Nho giáo, mở lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở Kinh đơ Huế để tuyển lựa nhân tài, bổ sung vào hệ thống quan chức, đồng thời nghiêm cấm việc truyền bá đạo Cơ đốc, vì cho đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc. Ở trong nước, thời vua Minh Mạng, nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình như khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi. Các nhà sử học đã thống kê trong 21 năm vua Minh Mạng cầm quyền, đã có 234 cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình.
Năm 1840, vua Minh Mạng mất, Nguyễn Phúc Miên Tông lên làm vua, đặt niên hiệu là Thiệu Trị, trị vì từ năm 1841 đến năm 1847. Nhà vua khơng đưa ra cải cách gì mới, chỉ duy trì các chính sách có từ thời vua cha Minh Mạng, nhưng đất nước đối mặt với sự xâm lược của thực dân Pháp. Năm 1847, tại cửa biển Đà Nẵng, quân Pháp bắn chìm 5 tàu đồng của Đại Nam.
Năm 1847, vua Thiệu Trị mất, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngơi Hồng đế với niên hiệu là Tự Đức. Thời gian nhà vua trị vì từ năm 1847 đến năm 1883 là thời gian suy yếu của vương triều Nguyễn. Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, quan quân nhà Nguyễn chống cự quyết liệt nên năm 1859, người Pháp quay vào phương Nam đánh thành Gia Định. Năm 1861, họ chiếm thành Gia Định, Biên Hịa. Năm 1862, triều Nguyễn cắt ba tỉnh miền Đơng (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) cho người Pháp. Năm 1867, người Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1873, người Pháp đánh
thành Hà Nội. Năm 1874, vương triều Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất, nhượng sáu tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp, hủy bỏ các chỉ dụ cấm đạo, cho người dân trong nước được tự do hành đạo Thiên Chúa. Năm 1882, người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Năm 1884, vương triều Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân, hay cịn gọi là Hịa ước Patơnốt (Patenơtre) thừa nhận quyền đơ hộ của nước Pháp trên tồn bộ đất nước Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng việc mất nước không phải là tất yếu. Sử gia người Pháp Gosslin viết: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù qng vì khơng dự liệu, khơng chuẩn bị gì hết”1. Thực ra, vương triều Nguyễn đến thời vua Tự Đức (1847 - 1883) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm cho vận nước suy yếu và thất bại trước sự xâm lược của thực dân Pháp, khi thì cổ vũ việc chống Pháp xâm lược, khi thì ký hịa ước bán nước và cuối cùng là mất nước. Câu hỏi lớn của lịch sử là phải canh tân đất nước thì vua Tự Đức biết mà không làm được, triều thần biết mà khơng đồng lịng canh tân đất nước. Thực dân Pháp với dã tâm xâm lược rõ ràng và hành động mau lẹ, với vũ khí hiện đại khiến vương triều Nguyễn thất bại, để mất nước. Những nông dân, những tướng lĩnh của triều đình nhà Nguyễn đã cam chịu thất bại. _______________