CON NGƯỜ IV SỰ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 87 - 89)

guyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng Năm năm Nhâm Ngọ, tức ngày 01/7/1822, tại quê mẹ, làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Nguyễn Đình Chiểu có tên tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, sau có hiệu nữa là Hối Trai.

Thân sinh Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho Nguyễn Đình Huy, vì vậy nên lúc nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được học chữ Hán và văn hóa Nho giáo từ người cha. Năm 6, 7 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu được theo học một thầy đồ ở làng, vốn là học trò của Nghè Chiêu, là học trò của nhà giáo Võ Trường Toản.

Năm 1832, Lê Văn Duyệt chết, rồi Bạch Xuân Nguyên theo lệnh vua Minh Mạng vào Nam tra xét hạch tội, dùng xích sắt xích phần mộ ông. Năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt khởi nghĩa chiếm thành Phan An, tức thành Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Đình Chiểu theo gia đình đi tránh nạn. Sau đó, vua Minh Mạng cho qn đánh dẹp, ơng Nguyễn Đình Huy bỏ nhiệm sở, chạy về Kinh đơ Huế nên bị cách chức. Sau đó, ơng Nguyễn Đình Huy trở

lại Gia Định đón Nguyễn Đình Chiểu ra Huế, gửi vào nhà một người bạn là Thái phó, để Nguyễn Đình Chiểu được tiếp tục ăn học. Sau 8 năm ăn học, năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu từ Huế trở về Gia Định và năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài ở trường thi Hương Gia Định. Một gia đình hứa gả con gái cho Nguyễn Đình Chiểu, nhưng vì mong muốn đỗ đạt cao hơn nên Nguyễn Đình Chiểu chưa làm lễ cưới thành vợ chồng.

Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế học để chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849). Khi nghe tin mẹ mất, năm 1848, Nguyễn Đình Chiểu cùng em trai trở về quê mẹ là thành Gia Định chịu tang mẹ. Dọc đường, Nguyễn Đình Chiểu mắc bệnh nặng bị mù mắt. Trở về quê mẹ, đóng cửa cư tang; bị từ hơn. Hết tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học, làm thuốc. Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới bà Lê Thị Điền, em ông Lê Tăng Quýnh, người làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, tỉnh Gia Định (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) làm vợ. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng xâm lược rồi chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu tránh nạn, về quê vợ tại làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, tỉnh Gia Định dạy học, làm thuốc. Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Nguyễn Đình Chiểu dời quê vợ về sinh sống tại ấp An Đức, tổng Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). “Về phương diện nhân tâm, mảnh đất Ba Tri với truyền thống kiên cường bất khuất là một mảnh đất lý tưởng hội đủ những điều kiện theo yêu cầu của cụ Đồ, để xây dựng một chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến phù hợp với

hoàn cảnh mù lịa của mình. Đó là tư tưởng thực tiễn của cụ, lấy dân làm gốc”1.

Tại Ba Tri, tiếp tục nghề dạy học và làm thuốc, Nguyễn Đình Chiểu đi lại nhiều nơi để xem mạch, bốc thuốc cho bệnh nhân. Một tài liệu của đông y sĩ Đỗ Phong Thuần đã chép “Lúc tơi cịn nhỏ có nghe bạn đồng song với cụ Đồ là cụ Nhiêu Tâm thuật lại: Cụ đã đi khắp các tỉnh miền Nam, người ta đều đón rước cụ xem mạch hốt thuốc nhất là các bệnh nguy hiểm mà các ông lang đều chạy cả, đến cụ chữa thì phần nhiều đều lành, những bài thuốc cụ chữa nguy thì rất mãnh liệt, các ông lang không thể nào dùng đến, thế mới biết cái kiến thức của cụ siêu thoát hơn người. Cụ có đặc tính, phàm chữa bệnh lành rồi, ai đền ơn bao nhiêu cũng đặng, người bệnh nào nghèo cụ còn cho thêm tiền uống thuốc”2.

Cùng việc dạy học, làm thuốc, Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ quan hệ với các tướng lĩnh đứng đầu các đội quân chống quân xâm lược Pháp như Đốc binh Là, Trương Công Định, Thủ khoa Huân ở tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang), với Phan Cơng Tịng cùng khu vực ơng sinh sống. Khi có việc binh cơ quan trọng, Trương Công Định vẫn hỏi ý kiến ông, cùng ông bàn mưu cơ chiến lược với ơng. Vì thế, khi biết tin Trương Cơng Định hy sinh, Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế và 12 bài điếu Trương Định đầy bi ai, thống thiết, tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Tại Ba Tri, _______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)