Chiểu cũng có nhiều nét riêng. Các tác phẩm của ông chủ yếu thuộc về ba thể loại: truyện thơ Nơm, văn tế và thơ Đường luật, trong đó, theo một kết quả khảo sát, thơ lục bát chiếm nhiều
nhất: 9.276 câu lục bát (Lục Vân Tiên: 2.080 câu; Ngư Tiều
y thuật vấn đáp: 3.736 câu và Dương Từ - Hà Mậu: 3.460 câu).
Kế đó là thất ngôn bát cú: 70 bài (Ngư Tiều y thuật vấn đáp:
9 bài; Dương Từ - Hà Mậu: 20 bài và thơ văn yêu nước: 41 bài); thất ngôn liên cú: 1 bài 24 câu, trong Ngư Tiều y thuật vấn
đáp; 17 bài tứ tuyệt (Ngư Tiều y thuật vấn đáp: 11 bài và
Dương Từ - Hà Mậu: 6 bài); 6 bài văn biền ngẫu (Dương Từ - Hà Mậu: 1 bài văn tế, thơ văn yêu nước: 3 bài văn tế, 1 bài hịch
và 1 bức thư gửi em); 5 bài hát, 2 câu đối và 3 đôi liễn1.
Về thể loại truyện thơ Nôm, trong lịch sử văn học Việt Nam,
xu hướng sáng tác truyện thơ Nôm đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, đến Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều
y thuật vấn đáp là những truyện thơ Nôm cuối cùng. Ở nửa
sau thế kỷ XIX, ngoài Phan Châu Trinh với Giai nhân kỳ ngộ, thể truyện thơ Nơm mất hẳn. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu, với tư cách tác giả cuối của dịng truyện thơ Nơm, ông cũng đồng thời mở ra những cái mới. Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu, khơng như tuyệt đại đa số các truyện thơ Nôm khác dựa vào cốt truyện có sẵn của Trung Quốc hoặc của văn học dân gian, truyện ngắn truyền kỳ..., đã sáng tạo ra một cốt truyện mới. Trong các truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ -
Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, yếu tố tự truyện có
mặt lúc ẩn lúc hiện, lúc hư lúc thực đan xen với những yếu tố thần kỳ chi phối hành động của nhân vật. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu thấp thống trong nhân vật, nhưng không là nhân vật. Việc tiếp thu các tín ngưỡng dân gian, _______________