Nguyễn Đình Chiểu còn là một nhà thơ thấm nhuần tinh thần nhân văn, yêu thương con người Không hề nói quá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 134 - 135)

tinh thần nhân văn, yêu thương con người. Không hề nói q khi khẳng định ơng là một nhà văn theo chủ nghĩa nhân đạo, một nhà văn thân dân.

Tác phẩm của ông không chỉ khắc họa những người nơng dân chân lấm tay bùn, những con người bình dị như ông Ngư, ông Tiều, Lão bà, ông Quán, Tiểu đồng, mà còn quan tâm, lo lắng đến những người mẹ già, những người vợ yếu, bầy trẻ thơ và những số phận bèo bọt.

Chiến tranh xảy ra, muốn hay không, trẻ thơ vẫn là đối tượng chịu đựng nỗi khốn khổ nhất:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

(Chạy giặc)

Truyền thống nhân văn, yêu thương, đồng cảm với con người đã có trong các tác giả đi trước, nhưng ở họ đó là tâm thế của những người sáng mắt. Cịn Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác những tác phẩm đậm đà tính nhân dân lại trong tâm thế của người mù lòa, nhưng tấm lịng của ơng sáng như trăng rằm, nên ơng cảm nhận và chia sẻ được hết những nỗi khổ niềm đau của thân phận con người, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, những đối tượng thiệt thòi, yếm thế như lũ trẻ trong cảnh loạn lạc, mẹ già trông con, vợ yếu chờ chồng trong chiến tranh:

Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya

leo lét trong lều Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Đây chính là tư tưởng vì dân, u chuộng hịa bình, bảo vệ con người, một tư tưởng lớn của văn chương Việt Nam. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt thể hiện lòng thương cảm, sự quan tâm đến hai đối tượng: phụ nữ và trẻ em. Đó là bởi họ là những thành phần yếu đuối nhất trong xã hội. Các sáng tác của ơng, ít hay nhiều, tác phẩm nào cũng có đề cập người phụ nữ. Theo một nghiên cứu, kể cả chính lẫn phụ, cả nhân vật thần linh, thì Lục Vân Tiên có 8 người; Dương Từ - Hà Mậu có 5 người, chưa kể mấy cô gái hái dâu và những hồn ma bị đày đọa dưới địa ngục; các bài thơ văn yêu nước khắc họa người phụ nữ như nạn nhân của sự xâm lược; trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp không miêu tả một người phụ nữ nào, nhưng

toàn tác phẩm lại thấm nhuần một tình thương lai láng đối với phụ nữ và trẻ em1.

Là một nhà nho thực thụ, chịu ảnh hưởng của tư tưởng phụ quyền, nhưng ơng ln có cái nhìn thấu cảm và đề cao người phụ nữ. Điều đó thể hiện tư tưởng nhân ái, yêu thương con người của ông. Chế độ phong kiến luôn ràng buộc người phụ nữ vào ba chữ “tịng”, trang điểm bằng các thứ cơng, dung, ngơn, hạnh, cốt để giam cầm họ trong công việc nội trợ bếp núc, sinh đẻ, nuôi dạy con cái, phụng sự các đức ông chồng với đủ các loại sách “dạy đàn bà”: Nữ phạm, Nữ tắc,

Nữ huấn... Trong một khơng khí học thuật, trí thức như thế

_______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)